Trẻ bị viêm tiểu phế quản có sao không?
Thời tiết chuyển lạnh là yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virut phát triển và gây bệnh. Trẻ em luôn là đối tượng dễ bị các tác nhân này tấn công nhất, đặc biệt là các bệnh lý đường hô hấp. Trong đó viêm tiểu phế quản là bệnh thường gặp, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo thống kê, tử vong nhiễm khuẩn hô hấp cấp đứng hàng thứ 5 trong các bệnh lý ở trẻ. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị viêm tiểu phế quản ?
Tác nhân làm cho trẻ bị viêm tiểu phế quản thường là do các virus:
- Đứng hàng đầu là virus hợp bào hô hấp (virus Respiratoire Syncytial viết tắt là VRS), chiếm 30 – 50% các trường hợp mắc bệnh. Virus này có 2 điểm đặc biệt: có khả năng lây lan rất mạnh nên bệnh có khả năng xảy ra thành dịch; người lớn, trẻ lớn cũng có thể bị nhiễm virus hợp bào nhưng biểu hiện thường nhẹ, chỉ như cảm ho thông thường.
- Virus cúm và á cúm cũng gây bệnh cho khoảng 25% số bé nhỏ bị viêm tiểu phế quản.
- Adenovirus với 10% số mắc.
- Nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên (do virus hợp bào) thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng ở cơ thể trẻ còn quá yếu, nhất là trẻ tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ.
- Những trẻ từng bị ốm do nhiễm virus trước đó như viêm mũi họng , viêm amidan , viêm VA… Đều có nguy cơ dễ nhiễm bệnh nếu không được chăm sóc tốt.
- Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động, bị bệnh phổi bẩm sinh hay bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc phải VTPQ.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản tại nhà
Nếu bệnh nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà:
- Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ.
- Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước.
- Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn.
- Có thể nhỏ mũi với 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ.
- Cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Tránh khói thuốc lá, các mùi kích thích, bụi phấn hoa vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ bị hen sau này.
- Cần khám lại đúng hẹn của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm tiểu phế quản
Thực phẩm mà trẻ bị viêm tiểu phế quản nên ăn
- Tăng cường các loại trái cây tươi, rau xanh dồi dào vitamin, khoáng chất giúp tăng đề kháng cho bé và cải thiện bệnh nhanh hơn: các loại quả mọng, cà rốt, dâu tây, rau màu xanh đậm, rau bina, súp lơ xanh…
- Các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như gạo, bột mì, ngũ cốc không quá ngọt, sữa đậu nành, trứng gà, sữa bò, đậu Hà Lan…
- Các sản phẩm từ sữa giàu vitamin, canxi, protein hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Cần lưu ý không sử dụng các loại sữa có hàm lượng chất béo cao, ưu tiêng sử dụng sữa chua. Sữa chua chứa các khuẩn lành mạnh được cho là giúp khống chế các dấu hiệu viêm tiểu phế quản, ngoài ra sữa chua còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Thực phẩm trẻ bị viêm tiểu phế quản nên tránh
- Thực phẩm nhiều muối, quá mặn: làm tăng giữ nước trong cơ thể, trong các mô của phế quản dẫn đến tăng sản xuất chất nhầy và các chất gây viêm phế quản.
- Thực phẩm xào, chiên rán dầu mỡ cao: khoai tây chiên, gà chiên… có thể làm tăng tình trạng viêm ở phế quản.
- Đồ ăn nhanh như các loại thịt chế biến: thịt xông khói, xúc xích…, đồ ăn đóng gói sẵn. Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều muối.
- Đường tinh chế: có trong kẹo, socola, ngũ cốc ngọt lịm, siro, nước ngọt, bánh mứt…Đường tinh luyện làm thêm vị ngọt và calo nhưng hầu như không có chất dinh dưỡng. Nên tốt nhất tránh các thực phẩm, đồ uống nhiều đường để giảm thiểu và ngăn ngừa triệu chứng khó thở của viêm tiểu phế quản.
- Các sản phẩm sữa chứa nhiều chất béo bão hòa: pho mát, bánh su kem, bánh pizza… làm trầm trọng thêm việc sản xuất chất nhầy, làm trẻ thêm khó thở.
- Các đồ ăn chua chát như mơ, mận, táo chua…dễ gây nên tình trạng khó long đờm, làm trẻ khó chịu và mệt mỏi hơn.
- Thức ăn cay nóng chứa nhiều gia vị như tiêu, ớt… gây kích thích niêm mạc phế quản và kích ứng cổ họng gây đau rát cổ họng.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị viêm tiểu phế quản
- Giữ ẩm không khí. Nếu không khí trong phòng của bé khô, bạn hãy sử sụng máy tạo độ ẩm phun sương để làm ẩm không khí. Hãy đảm bảo độ ẩm sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
- Hãy cho trẻ uống đầy đủ nước, nước ép trái cây…
- Duy trì môi trường không khói thuốc.
- Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn.
- Tránh tiếp xúc với trẻ em bị viêm tiểu phế quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Qua những thông tin medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản như thế nào? Trẻ bị viêm tiểu phế quản có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: tổng hợp