Điều trị bệnh tự kỷ là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Những ảnh hưởng của bệnh tự kỷ đến người bệnh và người xung quanh là rất lớn. Mặc dù có những phương pháp điều trị tự kỷ trước đó, tuy nhiên đều không thể chữa trị tận gốc hoặc tệ hơn là mang đến những thiệt hại không mong muốn. Một trong các nghiên cứu có kết quả tốt nhất đó là dùng tế bào gốc để điều trị tự kỷ. Vậy điều trị bệnh tự kỷ bằng tế bào gốc như thế nào? Điều trị bệnh tự kỷ bằng liệu pháp tế bào gốc có an toàn không? Hãy cùng Medplus tìm đáp án qua bài viết này nhé.
1. Bệnh tự kỷ: khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện
1.1. Bệnh tự kỷ là gì?
Tự kỷ, hoặc rối loạn phổ tự kỷ (ASD), đề cập đến một loạt các tình trạng được đặc trưng bởi các kỹ năng xã hội, hành vi lặp đi lặp lại, lời nói và giao tiếp phi ngôn ngữ. Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh, chứng tự kỷ ảnh hưởng đến khoảng 1 trong số 54 trẻ em ở Hoa Kỳ hiện nay.
1.2. Nguyên nhân của bệnh tự kỷ
Bệnh tự kỷ không chỉ một mà còn có nhiều dạng phụ, phần lớn bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Những nguyên nhân gây nên bệnh tự kỷ có thể kể đến là:
Tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển do:
- Đẻ non tháng dưới 37 tuần,
- Cân nặng khi sinh thấp dưới 2.500g,
- Ngạt hoặc thiếu ô xy não khi sinh,
- Chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa,
- Vàng da nhân não sơ sinh,
- Chảy máu não-màng não sơ sinh,
- Nhiễm khuẩn thần kinh như viêm não, viêm màng não,
- Thiếu ôxy não do suy hô hấp nặng,
- Chấn thương sọ não,
- Nhiễm độc thuỷ ngân.
Yếu tố di truyền
- Bất thường về nhiễm sắc thể,
- Bệnh di truyền theo gen hoặc nhóm gen.
Yếu tố môi trường
Môi trường sống ít có kích thích lên sự phát triển của trẻ trong 24 tháng đầu: chủ yếu cho trẻ xem vô tuyến truyền hình, quảng cáo, âm nhạc… thay cho sự quan tâm dạy dỗ của cha mẹ và gia đình.
1.3. Dấu hiệu của bệnh tự kỷ
- Mất khả năng nói, nói bập bẹ,
- Tránh giao tiếp bằng mắt,
- Thích ở và làm việc một mình,
- Chậm phát triển ngôn ngữ,
- Lặp lại liên tục các từ hoặc cụm từ (echolalia),
- Sở thích bị hạn chế,
- Ít tiếp xúc với xã hội,
- Hành vi chống đối,
- Các hành vi lặp đi lặp lại (vỗ tay, đung đưa, xoay tròn, v.v.)
- Phản ứng bất thường và dữ dội với âm thanh, mùi, vị, kết cấu, ánh sáng hoặc màu sắc…
2. Phương pháp điều trị bệnh tự kỷ bằng tế bào gốc
2.1. Liệu pháp tế bào gốc là gì?
Phương pháp điều trị tế bào gốc rất phức tạp và cần có những yêu cầu nhất định khi thực hiện. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và hiểu rõ tế bào gốc là gì, do đó họ hoàn toàn có thể thực hiện các điều trị bằng tế bào gốc an toàn.
Tế bào gốc có khả năng biến thành nhiều loại tế bào chuyên biệt hơn. Ví dụ, tế bào gốc tạo máu tạo ra mọi loại tế bào gốc máu trong cơ thể. Tế bào gốc trung mô là một loại tế bào gốc khác. Loại tế bào gốc này có khả năng giảm viêm, giảm xơ hóa (sẹo) và tác động tích cực đến hệ miễn dịch.
Một số các tế bào gốc khác sẽ kiểm soát các mô khác của cơ thể. Các tế bào này được tìm thấy trong tim, răng, gan, da, mỡ và nhiều loại mô khác. Với các kỹ thuật khoa học tiên tiến, các nhà nghiên cứu hiện có thể buộc các tế bào gốc đó trở lại trạng thái ít biệt hóa hơn, tạo thành cái được gọi là tế bào gốc đa năng.
Những tế bào gốc này có thể trở thành bất kỳ mô nào trong cơ thể người. Khi các bác sĩ tiêm tế bào gốc vào các khu vực bị ảnh hưởng, chúng có thể xây dựng lại các mô cơ thể từ đầu bằng cách sửa chữa các bộ phận cơ thể bị hư hỏng. Chính vì khả năng đó, tế bào gốc được xem như “thần dược” có thể điệu trị bất kỳ bệnh lý nào.
2.2. Cơ sở khoa học khi sử dụng tế bào gốc điều trị bệnh tự kỷ
Các liệu pháp điều trị tự kỷ hiện nay là sử dụng thuốc kháng sinh, chất chống viêm và oxy tăng cường. Thật không may, không có phương pháp nào trong số này giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của bệnh.
Điều trị bệnh tự kỷ bằng tế bào gốc (được lấy từ mô dây rốn) có mối tương quan đáng kể với các cytokine gây viêm và viêm thần kinh (bao gồm chemokine có nguồn gốc từ đại thực bào (MDC), tuyến ức và chemokine được điều chỉnh hoạt hóa ( TARC)). Tiêm tĩnh mạch MSCs dây rốn đã được chứng minh trong nhiều thử nghiệm lâm sàng để giảm viêm. Giảm viêm ở bệnh nhân tự kỷ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh tự kỷ.
2.3. Vai trò của tế bào gốc trong điều trị bệnh tự kỷ
Khi bệnh tự kỷ được chẩn đoán, có nghĩa là các vùng não có chức năng lưu trữ trí nhớ; độ tập trung; sự chú ý; lời nói… đã bị tổn thương. Mục tiêu chính của liệu pháp tế bào gốc là kích hoạt sự phát triển của não bộ, sau đó cơ thể sẽ tự làm công việc sửa chữa các tế bào bị tổn thương.
Kết quả điều trị tự kỷ bằng tế bào gốc là sự phục hồi các kết nối tế bào thần kinh bị mất hoặc bị suy giảm, hoặc hình thành các kết nối tế bào thần kinh mới bằng cách tiết ra các yếu tố hỗ trợ hệ thần kinh. Do sự cải thiện dẫn truyền qua SYNAP (liên hợp thần kinh), tốc độ phản ứng trong não tăng lên, dẫn đến giảm các triệu chứng tự kỷ.
2.4. Quy trình thực hiện điều trị bệnh tự kỷ bằng tế bào gốc
Bước 1: Các bác sĩ thu hoạch tế bào gốc từ bệnh nhân (tế bào gốc tự thân) hoặc lấy chúng từ một bệnh nhân khác hoặc ngân hàng máu (tế bào gốc dị thân).
Bước 2: Tách ra các tế bào gốc phù hợp và kết hợp chúng với các hormone và yếu tố tăng trưởng (nếu cần).
Bước 3: Các bác sĩ tiêm hoặc truyền tế bào gốc cho bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ theo dõi bệnh nhân để ghi nhận những cải thiện. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cần nhiều liều tế bào gốc hơn để tế bào có thể thực hiện hiệu quả công việc của chúng ở những vùng bị ảnh hưởng. Tế bào gốc sẽ tiến hành sửa chữa, thay thế và hoàn thiện những vùng tổn thương.
Kết luận
Điều trị bệnh tự kỷ bằng tế bào gốc được nghiên cứu và mang lại kết quả tốt. Tại Swiss Medica – Thụy Sĩ, có đến 70 – 80% bệnh nhân tự kỷ được điều trị thành công, dù rằng không hoàn toàn hết bệnh nhưng các biểu hiện đã suy giảm rõ rệt hoặc không còn nữa. Sự tiến bộ trong Y học ngày càng phát triển mạnh mẽ, do đó chữa khỏi bệnh tự kỷ là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu hoặc điều trị bệnh bằng tế bào gốc, hãy liên hệ tại đây. Người phụ trách sẽ liên lạc và hỗ trợ bạn mọi thông tin bạn cần.
Xem thêm bài viết liên quan:
Nguồn thông tin tham khảo: