Bệnh nha chu có thể gây mất răng; và một số nghiên cứu đã cho thấy rằng vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu của người bệnh thông qua mô nướu; dẫn đến ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể. Vậy, làm thế nào khi bị viêm nha chu? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Người bị viêm nha chu nên ăn gì?
Bệnh nha chu (Periodontitis) là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lỏng hoặc dẫn đến mất răng. Các triệu chứng của bệnh nha chu có thể bao gồm: Nướu bị sưng; Nướu có màu đỏ tươi, đỏ sẫm; Nướu dễ chảy máu; Có khoảng trống mới phát triển giữa răng và nướu; Mủ giữa răng và nướu; Đau khi nhai.
Người bị viêm nha chu nên ăn gì: Cam
Cam tham gia vào quá trình giải phóng sắt và kẽm, có ích cho hệ thống miễn dịch. Trong cam chứa hàm lượng vitamin C khá cao, giúp cải thiện sức mạnh của hệ miễn dịch cơ thể; bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất bạch cầu; và cả những kháng thể chống lại vi rút và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Có thể dùng nước ép tươi để làm dịu cơn đau; và giảm triệu chứng của bệnh viêm nha chu.
Những món ăn dinh dưỡng từ cam:
- Tôm sốt cam
- Bò sốt cam
- Salad ức gà sốt cam
- Thịt gà áp chảo sốt cam
- Sườn non sốt cam
Lưu ý khi ăn cam
- Tốt nhất là sử dụng cam tươi để tiêu thụ để đảm bảo dinh dưỡng. Tránh các sản phẩm cam được đóng gói, chế biến sẵn vì trong đó chứa chất bảo quản.
- Không nên uống hay ăn cam ở các hàng quán bên ngoài để đảm bảo vệ sinh.
- Khi mua cam cần lựa chọn cơ sở uy tín, đảm bảm cam không có thuốc kích thích hay trừ sâu gây hại cho sức khỏe.
- Theo viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị, bạn chỉ nên tiêu thị 85mg vitamin C mỗi ngày, tương đương với 2 quả cam. Nếu bạn tiêu thụ thêm các loại trái cây và thực phẩm khác cùng ngày, hãy xem lượng vitamin C có trong mỗi loại để đảm bảo cân bằng nhé.
- Bạn mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thì không nên ăn cam vì có thể làm bệnh nặng hơn.
Người bị viêm nha chu nên ăn gì: Tỏi
Tỏi là gia vị có chứa Allicin có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm; bao gồm cả vi khuẩn gây sưng nhức vùng lợi. Hoạt chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm; nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh từ môi trường. Bạn cũng có thể giã nát tỏi cho ra nước; đắp lên trên vùng nướu sưng viêm giúp đỡ giảm đau nhói, giảm sưng.
Món ăn ngon với tỏi
- Bánh mì nướng bơ tỏi giòn rụm.
- Tôm rim tỏi.
- Tôm tươi hấp tỏi.
- Cánh gà nướng bơ tỏi.
- Gà nấu tỏi.
- Chân gà chiên mắm tỏi.
- Ếch xào tỏi.
- Cá cơm chiên tỏi.
Lưu ý bạn khi ăn tỏi
- Không nên ăn tỏi, uống nước ép tỏi khi đói. Các bạn sẽ gặp ngay các triệu chứng: buồn nôn, khó chịu, tiêu chảy vì tỏi chứa chất oxy hóa khá mạnh, bào mòn đường ruột và chất fructan sẽ làm cho dạ dày chứa đầy chất khí rất nguy hại.
- Ăn tỏi tươi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo. Bất kỳ dấu hiệu chảy máu âm đạo nào sau khi ăn tỏi cần gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Bạn bị huyết áp thấp không nên sử dụng tỏi vì tỏi có thể làm giảm lượng huyết áp.
- Ăn nhiều tỏi có thể khiến bạn bị loãng máu.
Người bị viêm nha chu nên ăn gì: Sữa chua
Acid Lactic không chỉ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, mà còn tăng hoạt động của hệ miễn dịch, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở răng miệng. Nguồn bổ sung Acid Lactic chủ yếu từ sữa chua. Để giảm tình trạng viêm nhiễm; thì bạn nên sử dụng sữa chua mỗi ngày; cụ thể là sữa chua không đường để hạn chế hấp thụ đồ ngọt. Sữa chua giúp bổ sung vitamin B12, C, D; và kẽm có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm; giảm thiểu những tác hại của bệnh.
Món ăn ngon cùng sữa chua
- Salad trộn sữa chua
- Sữa chua dẻo
- Sữa chua kèm ngũ cốc
- Sữa chua kèm trái cây
- Sữa chua nếp cẩm
- Sữa chua đậu đỏ
Một số lưu ý ăn sữa chua đúng cách
- Điều đầu tiên cần chú ý tuyệt đối không sử dụng sữa chua bị hỏng hoặc hết hạn hay để quá lâu.
- Nếu sử dụng sữa chua tự làm nên sử dụng trong thời gian 2 – 3 ngày không nên để quá để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong sữa chua.
- Hạn chế ăn sữa chua vào lúc đói bởi lúc này trong dạ dày có nồng độ pH không phù hợp với điều kiện sống của các vi khuẩn có lợi không sống sót được hoặc có thể dễ gặp phải những cơn đau dạ dày của người bị bệnh đau dạ dày.
- Các bạn cần lưu ý không sử dụng quá nhiều sữa chua trong ngày vì có thể gây rối loạn tiêu hóa.
- Khi lựa chọn sữa chua bạn nên lựa chọn những loại ít béo.
Người bị viêm nha chu không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho bạn khi bị viêm nha chu
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe; nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó các bạn cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Người bị thận ứ nước nên ăn gì để cải thiện tình trạng sức khỏe?
- Người bị viêm nhiễm phụ khoa nên ăn gì để phục hồi tình trạng viêm loét?
- Người bị viêm gan B nên ăn gì để tránh các triệu chứng nguy hiểm?
- Người bị giãn dây chằng thắt lưng nên ăn gì để giảm triệu chứng đau?
- Người bị viêm amidan nên ăn gì để giảm các biến chứng nguy hiểm?
- Người bị viêm lợi nên ăn gì để giảm các cơn đau do viêm nhiễm?
Nguồn: Tổng hợp