Bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ. Đây là một căn bệnh phức tạp ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh ở nhiều bộ phận của não, khiến việc điều trị hiệu quả rất khó khăn. Các nghiên cứu điều trị Alzheimer bằng tế bào gốc đã được thực hiện và có kết quả khách quan. Vậy điều trị Alzheimer bằng tế bào gốc như thế nào? Có hiệu quả không? Hãy đọc bài viết bên dưới đây của Medplus để tìm câu trả lời ngay nhé.
1. Bệnh Alzheimer và những điều cần biết
Bệnh Alzheimer được đặt theo tên một nhà thần kinh học, Tiến sĩ Alois Alzheimer. Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ hoặc mất trí nhớ. Bệnh lý này thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi. Trong một số trường hợp, bệnh khởi phát sớm khi người bệnh ở độ tuổi 30, 40. Phụ nữ có nhiều khả năng phát triển bệnh Alzheimer hơn so với nam giới.
Di truyền được cho là nguyên nhân lớn nhất của bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, lối sống và các yếu tố môi trường cũng có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh. Ngoài mất trí nhớ, bệnh nhân Alzheimer gặp khó khăn trong việc lập luận và đưa ra quyết định. Một số bệnh nhân còn có tâm trạng thất thường, xu hướng thu mình trong xã hội và hoang tưởng.
Ngoài ra, bệnh Alzheimer cũng gây ra sự hình thành các mảng và đám rối trong não, dẫn đến mất kết nối giữa các tế bào và cuối cùng là tổn thương tế bào thần kinh.
2. Liệu pháp điều trị Alzheimer bằng tế bào gốc
2.1. Tế bào gốc được sử dụng trong điều trị bệnh như thế nào?
Tế bào gốc có hai đặc tính quan trọng. Đầu tiên, chúng có khả năng tự sinh sản nhiều lần. Thứ hai, chúng có thể tạo ra tất cả các loại tế bào khác nhau khi cần để tạo nên một con người, ví dụ như tế bào tim, tế bào da, tế bào thần kinh,…
Tế bào gốc có thể phát triển thành tế bào não. Do đó nó có khả năng sửa chữa các tổn thương não do các tình trạng thần kinh gây ra, chẳng hạn như chứng mất trí.
Xem thêm: Tế bào gốc là gì?
2.2. Nghiên cứu điều trị Alzheimer bằng tế bào gốc
Liệu pháp tế bào gốc dựa trên việc đưa các tế bào gốc trưởng thành mới vào mô bị hư tổn. Tế bào gốc có khả năng tự làm mới, chúng kích thích sự sản sinh của một số mô và toàn bộ cơ thể. Các chuyên gia chắc chắn rằng phương pháp này có khả năng làm giảm bớt sự đau đớn của bệnh nhân Alzheimer.
Phương pháp tế bào gốc trong điều trị bệnh Alzheimer không liên quan đến bất kỳ người hiến tặng nào. Để tạo ra các tế bào beta mới, các bác sĩ sử dụng các tế bào có trong tủy xương hoặc mô mỡ của bệnh nhân. Sau khi được tiêm vào cơ thể người, chúng dễ dàng biến đổi thành các loại mô khác nhau. Tương tự như của các tế bào gốc khác, các tế bào gốc này giúp tái tạo mô não khỏe mạnh.
Phương pháp này cho giúp chữa lành những tổn thương gây ra cho những người bị Alzheimer trong các giai đoạn tiến triển của bệnh. Ngoài ra, vì tế bào gốc trung mô là một phần tự nhiên của cơ thể bệnh nhân nên không có nguy cơ bị đào thải, tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng.
Những loại tế bào gốc thường được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer
- Tế bào gốc thần kinh (NSC),
- Tế bào gốc trung mô (MSC),
- Tế bào gốc phôi (ESCs),
- Tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSCs).
2.3. Điều trị Alzheimer bằng tế bào gốc có hiệu quả không
Những nghiên cứu về điều trị bệnh Alzheimer bằng tế bào gốc đã được thực hiện và có kết quả tích cực. Nghiên cứu mới của Giáo sư Eva Feldman tại Đại học Michigan đã thử nghiệm ý tưởng này.
Nhóm nghiên cứu của cô đã đặt tế bào gốc thần kinh của con người vào não của những con chuột đang có các triệu chứng của bệnh Alzheimer. Các tế bào cấy ghép được đưa vào vùng hải mã, một khu vực của não chịu trách nhiệm về trí nhớ. Những con chuột sau đó được theo dõi trong 16 tuần.
Kết quả
Những con chuột được nhận tế bào gốc thần kinh cho thấy sự cải thiện về trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Chúng cũng có nhận thức về không gian tốt hơn so với động vật không được điều trị bằng tế bào gốc.
3. Điều trị bệnh bằng tế bào gốc ở đâu?
Hiện nay, có khá nhiều các cơ sở lưu trữ tế bào gốc uy tín. Tuy nhiên, phần lớn những nơi này đều nhận lấy mẫu và lưu trữ tế bào gốc. Một trong số đó chỉ nhận lấy mẫu rồi sau đó chuyển đến các ngân hàng tế bào gốc để lưu trữ. Có rất ít các cơ sở có dịch vụ chữa bệnh bằng tế bào gốc. Cũng rất dễ hiểu, điều trị bệnh bằng tế bào gốc đòi hỏi trình độ Y khoa và tay nghề cực kỳ cao. Trong quá trình điều trị cần được theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt. Nếu ở Việt Nam, bạn có thể tham khảo một số nơi chữa bệnh bằng tế bào gốc như:
- Ngân hàng tế bào gốc FSCB;
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế – Ngân hàng mô Vinmec;
- Bệnh viện Truyền máu Huyết học;
- Bệnh viện Hoàn Mỹ;
- Bệnh viện Quốc tế DNA;
- Ngân hàng tế bào gốc Medeze;
- Bệnh viện Nhi Trung ương…
4. Kết luận
Điều trị Alzheimer bằng tế bào gốc mang lại kết quả tích cực. Dù rằng tế bào gốc sẽ chỉ thay thế các tế bào bị hư hỏng, hạn chế những tổn thương và không chữa khỏi bệnh Alzheimer hoàn toàn. Nhưng với những tiến bộ Y học hiện nay, chắc chắc điều trị bệnh Alzheimer bằng tế bào gốc sẽ mang lại kết quả như chúng ta mong đợi trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm:
Nguồn thông tin tham khảo: