Truyện cổ tích là gì?
Truyện cổ tích là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật,… Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu. Trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu. Vậy cụ thể, vai trò của truyện cổ tích đối với trẻ là gì?
Vai trò của truyện cổ tích đối với trẻ
1. Vai trò của truyện cổ tích phát triển khả năng sáng tạo và nhận biết văn hoá cho trẻ
Trẻ có thể tưởng tượng ra những tình tiết câu chuyện theo tư duy, cách hiểu của bản thân. Từ đó còn có thể định hướng nhân cách, nghề nghiệp vả cả lối sống của trẻ sau này. Thông qua việc phản ánh các khía cạnh văn hoá, các câu chuyện còn giúp trẻ nhận biết được sự khác nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Từ đó trẻ sẽ dễ dàng học hỏi những tinh hoa, những chỉ dẫn tốt từ khắp các nền văn hoá, góp phần hình thành một lối nghĩ đa dạng.
2. Vai trò của truyện cổ tích dạy phân biệt đúng sai cho trẻ
Nội dung của các câu chuyện này thường nhắm đến sự đấu tranh giữa thiện và ác, tình yêu và sự mất mác. Những nội dung trên lại có tác động rất mạnh mẽ đến suy nghĩ và thái độ sống của trẻ.
3. Vai trò của truyện cổ tích phát triển khả năng tư duy, nhận xét cho trẻ
Thông qua các câu chuyện cổ tích, trẻ sẽ dễ dàng hình thành và phát triển khả năng bình luận, và tư duy của mình. Học hỏi từ những quyết định của các nhân vật trong chuyện, trẻ nhận biết được kết quả đằng sau những quyết định đó. Trẻ sẽ rút ra được bài học rằng khi gặp khó khăn hay thử thách.
4. Giúp trẻ điều khiển cảm xúc của bản thân
Câu chuyện cổ tích giúp trẻ hình thành những chuẩn mực xã hội và đạo đức mà. Bên cạnh đó, còn giúp trẻ tự rèn luyện và tiết chế cảm xúc bản thân. Những câu chuyện như siêu anh hùng sẽ giúp trẻ vượt qua được những lo lắng và sợ hãi.
Phương pháp giáo dục truyện cổ tích cho trẻ
- Chọn lọc truyện phù hợp với lứa tuổi của trẻ
- Phụ huynh nên chú ý làm đậm các chi tiết thiện lành, các chi tiết mang lại cảm xúc tích cực. Và ngược lại, cố gắng cắt giảm các tình tiết mang tính đấu tranh.
- Thông thường phụ huynh lựa chọn thời điểm kể cho trẻ vào thời gian trước lúc đi ngủ buổi tối. Vậy thì cần lưu ý tránh kể các câu chuyện có nhiều tình tiết bạo lực, ma mị. Không nên hù dọa vì sẽ gây ám ảnh tâm lý cho trẻ, tạo ra những sang chấn tâm lý lâu dài về sau.
- Kể chuyện, đọc truyện kết hợp tương tác với trẻ, cùng trẻ phân tích nhân vật, tình huống truyện. Lắng nghe, chia sẻ cảm xúc cùng trẻ.
- Xen kẽ trong những buổi kể chuyện, phụ huynh có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện đời thực xung quanh cuộc sống như: bạn nhỏ biết bỏ rác vào thùng, biết đi bộ trên vỉa hè bên phải, biết chào hỏi người lớn tuổi,…
Kết luận vai trò của truyện cổ tích đối với trẻ
Truyện cổ tích ra đời nhằm hướng trẻ đến những cái đẹp hoàn mỹ, ở hiền chắc chắn sẽ gặp lành, thể hiện ước mơ và khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp. Qua đó thấy được vai trò truyện cổ tích quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ nhỏ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về vai trò của truyện cổ tích đối với sự phát triển của trẻ
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Vai trò của bưởi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của nước yến đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của cà chua đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của ngũ cốc đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của bắp cải tím đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của nhãn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
Nguồn: Tham khảo