Bệnh thận rất dễ dẫn đến nguy cơ suy thận mãn tính và làm mất chức năng thận, phải dùng các biện pháp điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận. Theo số liệu thống kê của Hội Thận học thế giới, ước tính thế giới đang có khoảng 500 triệu người có các vấn đề về bệnh lý mãn tính ở thận. Khoảng 3 triệu người bệnh trên thế giới đang sống nhờ các biện pháp thay thế như lọc máu, ghép thận. Phát hiện và điều trị bệnh thận kịp thời là rất quan trọng. Trong đó, điều trị bệnh thận bằng tế bào gốc hứa hẹn mang lại những kết quả tích cực hơn so với các liệu pháp cũ. Vậy phương pháp điều trị như thế nào? Có nguy hiểm nào không? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu về bệnh thận
1.1. Bệnh thận là gì?
Thận là hai cơ quan nằm sau lưng hai bên cột sống, ngay phía trên eo. Thận đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống. Thận lọc máu bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, giúp điều chỉnh huyết áp. Khi thận bị tổn thương, các chất thải và nước có thể tích tụ trong cơ thể, gây phù ở mắt cá chân, nôn mửa, suy nhược, ngủ kém, và khó thở.
Bệnh thường gặp nhất hiện nay là suy thận mạn tính, bệnh làm tổn thương cấu trúc của thận trong nhiều năm. Ngoài ra còn có các loại bệnh sau đây:
- Ung thư thận;
- Nang thận;
- Bệnh sỏi thận;
- Nhiễm trùng.
1.2. Nguyên nhân
Những nguyên nhân của bệnh thận có thể kể đến như:
- Bệnh tiểu đường, cao huyết áp;
- Viêm cầu thận;
- Viêm ống thận mô kẽ;
- Bệnh thận đa nang;
- Tắc nghẽn kéo dài của đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư;
- Trào ngược bàng quang niệu quản, tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận của bạn;
- Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần.
1.3. Triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm. Các dấu hiệu và triệu chứng của suy thận có thể bao gồm:
- Buồn nôn;
- Ói mửa;
- Chán ăn;
- Mệt mỏi và yếu;
- Các vấn đề giấc ngủ;
- Thay đổi lượng nước tiểu;
- Giảm sút tinh thần;
- Co giật cơ bắp và chuột rút;
- Nấc;
- Sưng bàn chân và mắt cá chân;
- Ngứa dai dẳng;
- Đau ngực, nếu tràn dịch màng tim;
- Khó thở, nếu chất lỏng tích tụ trong phổi;
- Cao huyết áp…
Xem thêm: Suy thận và 7 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh
2. Điều trị bệnh thận bằng tế bào gốc có hiệu quả không?
2.1. Nghiên cứu điều trị bệnh thận bằng tế bào gốc
Tế bào gốc có thể biệt hóa thành bất kỳ tế bào mô chức năng nào. Cấy ghép tế bào gốc cho bệnh suy thận giúp bổ sung các tế bào thận cần thiết và do đó thúc đẩy các chức năng thận hoạt động bình thường và khỏe mạnh hơn.
2.2. Kết quả nghiên cứu điều trị
Hiện nay việc sử dụng tế bào gốc để điều trị suy thận có những kết quả khả quan. Tế bào gốc trung mô (MSC) sản xuất cytokine và các yếu tố tăng trưởng hỗ trợ quá trình tạo máu. Những tế bào này có thể biến đổi thành tế bào biểu mô thận, tế bào trung bì chức năng và tế bào hình ống. Nghiên cứu cho thấy khả năng sống sót của mỗi tế bào gốc là 95% và có kết quả tốt lên đến 99%. MSCs có khả năng làm giảm phản ứng viêm, giảm quá trình apoptosis và tăng khả năng phục hồi chức năng thận.
Hầu hết bệnh nhân bệnh thận mãn tính được điều trị bằng tế bào gốc đều có những cải thiện sức khỏe đáng nhắc đến như:
- Tăng bộ lọc
- Bình thường hóa mức độ creatine và BUN
- Cân bằng khoáng chất và muối
- Tiến triển bệnh chậm lại
- Chu kỳ chết tế bào kéo dài
2.3. Quá trình thực hiện điều trị bệnh thận bằng tế bào gốc
Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm liên quan và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Sau đó đưa ra kế hoạch điều trị chi tiết như:
- Loại tế bào phù hợp được sử dụng
- Số lượng tế bào cần thiết
- Thời gian điều trị
- Những chi phí liên quan
Sau khi được bệnh nhân đồng ý, bác sĩ sẽ tiến hàng cấy/tiêm tế bào gốc vào cơ thể người bệnh. Tế bào gốc sẽ tìm kiếm những tế bào bị tổn thương, sau đó tiến hành sửa chữa và thay thế chúng. Từ đó phát triển những tế bào khỏe mạnh và cải thiện tình trạng bệnh ở bệnh nhân.
Việc cấy ghép tế bào thận không yêu cầu phẫu thuật nguy hiểm và được đưa vào cơ thể bằng một trong các cách sau, tùy vào nhu cầu của bệnh nhân:
- Nhỏ giọt tĩnh mạch,
- Tiêm trực tiếp vào vùng bệnh,
- Tiêm trong da.
2.4. Những loại tế bào gốc được sử dụng để điều trị bệnh thận
- Tế bào gốc toàn năng ESCs
- Tế bào gốc phôi iPSCs,
- Tế bào đa năng cảm ứng MSCs,
- Tế bào gốc trung mô HSCs,
- Tế bào gốc tạo máu NSCs,
- Tế bào gốc thần kinh RSPC.
2.5. Lưu ý
Mỗi bạn nhân sẽ có kết quả điều trị và thời gian phục hồi khác nhau. Kết quả điều trị bệnh thận bằng tế bào gốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tuổi bệnh nhân,
- Tình trạng sức khỏe,
- Giai đoạn tổn thương của thận
3. Kết luận
Điều trị bệnh thận bằng tế bào gốc mang lại những kết quả khả quan. Người bệnh có những cải thiện sức khỏe đáng kể, các triệu chứng bệnh giảm đi và chất lượng cuộc sống nâng cao. Đặc biệt quá trình thực hiện điều trị hoàn toàn an toàn và không có những yếu tố nguy hiểm nào.
Ở Việt Nam, nếu có nhu cầu tìm hiểu về các dịch vụ tế bào gốc, bạn có thể liên hệ với FSCB – Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc hàng đầu Việt Nam để được hỗ trợ.
Nguồn tài liệu