Một loài hoa được trồng làm cảnh, Cẩm Cù còn được dùng để chữa bệnh. Thường dùng để trị viêm phổi nhẹ, viêm phế quản,… và nhiều bệnh khác. Cùng với Medplus tìm hiểu sâu hơn về thảo dược này nhé!
Thông tin cơ bản
Tên tiếng Việt: Lưỡi Trâu, Lưỡi lợn, Lan sao, Hoa sao, Cẩm cù
Tên khoa học: Hoya carnosa (L. f.) R. Br
Họ: Thiên Lý (Asclepiadaceae)
Đặc điểm cây
- Cây phụ sinh leo quấn hay bụi dài 2m, cành hình trụ, có lông tơ lún phún.
- Lá mập, phiến bầu dục dài tới 7cm, rộng 2,5cm, tù hai đầu, gần phụ 5-7 cặp, rất mảnh, màu đỏ đậm; tán nhiều hoa trên một cuống cứng màu tím sẫm dài 3-9cm, hình bán cầu to 7-8cm.
- Cuống hoa cũng khá cứng, màu tía sẫm dài 3cm; hoa hồng hồng, tâm đỏ, rộng 18mm, cánh hoa có lông ở mặt trên; tràng phụ có môi hướng ra ngoài.
- Quả đại thon, to 8 x 0,8cm; hột dẹp, dài 6mm, có lông mào dài.
Nơi sống và thu hái
Loài cây của vùng Ấn Độ – Malaixia, thường gặp mọc leo trên các cây to, gặp ở chỗ nắng khu vực núi đá vôi, một số nơi ở Bà Rịa (Núi Dinh) và Lâm Đồng (Đà Lạt). Cẩm cù thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Bộ phận dùng
Toàn cây – Herba Hoyae; có tên là Cầu lan.
Thành phần hóa học, tính vị
Thành phần hoá học
Các bộ phận của cây đều phủ sáp. Thân và lá cẩm cù chứa một sterol glucosid là hoyin (0,76-0,832%).
Tính vị, tác dụng
Cẩm cù có vị đắng, tính bình, có tác dụng khư phong trừ thấp, tiêu ung, giải độc, hạ sốt, long đờm.
Công dụng và bài thuốc của Cẩm cù
Công dụng
Thường trị
- Viêm phổi nhẹ, viêm phế quản
- Viêm não B, trẻ em sốt cao
- Viêm kết mạc, sưng amygdal
- Thấp khớp tạng khớp
- Viêm vú, viêm tinh hoàn. Liều dùng 60-90g cây tươi giã lấy nước chiết uống. Dùng ngoài trị đinh nhọt, viêm mủ da, đòn ngã tổn thương. Giã cây tươi và đắp vào chỗ đau.
Bài thuốc
- Viêm phổi nhẹ, viêm phế quản: Lá cẩm cù tươi 60-90g giã ra chiết lấy dịch, hoà mật ong uống hoặc sắc nước uống.
- Viêm tinh hoàn: Lá cẩm cù tươi 60-90g, nghiền ra rồi đun sôi lấy nước uống.
- Thấp khớp tạng khớp: Cẩm cù tươi 60-90g, đoạn khớp trên giò lợn, rượu 120g, sắc nước, chia 2 lần uống.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
- Người bệnh không tự ý áp dụng.
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: Tracuuduoclieu.vn