Hệ tuần hoàn máu có tốt mới đảm bảo cho bạn có một sức khoẻ tuyệt vời, vì máu giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đi khắp cơ thể. Tuy nhiên có thể do nhiều nguyên nhân mà quá trình tuần hoàn máu kém đi, dẫn đến nhiều ảnh hưởng sức khỏe. Bạn có thể cải thiện tình trạng tuần hoàn máu bằng cách duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, hoặc có thể tìm hiểu các phương pháp y học hiện đại như liệu pháp Ozone.
1. Nguyên nhân gây đến tuần hoàn máu kém

Hệ tuần hoàn là một hệ thống đảm nhận trách nhiệm vận chuyển máu, oxy và các chất dinh dưỡng đến tất cả các mô và cơ quan trên khắp cơ thể. Khi lưu lượng máu đến một mô hay cơ quan nào đó giảm đi người ta gọi đó là tình trạng lưu thông máu kém. Lưu thông máu kém xảy ra phổ biến ở chân và cánh tay.
Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng lưu thông máu kém là:
- Thừa cân béo phì,
- Đái tháo đường,
- Các bệnh liên quan đến tim mạch đặc biệt là các vấn đề về hệ thống động mạch trong cơ thể,
- Bệnh động mạch ngoại vi,
- Giãn tĩnh mạch,
- Máu đông,
- Hội chứng Raynaud…
2. Tuần hoàn máu kém dẫn đến tác hại gì?
Những ảnh hưởng của tuần hoàn máu kém, lưu thông máu kém đến cơ thể và sức khỏe là:
- Tuần hoàn máu kém có thể ảnh hưởng tới thận, gây nên tình trạng sưng bàn tay, bàn chân hay còn gọi là phù. Chất dịch được tích lũy trong bàn tay, bàn chân gây phù và khó chịu.
- Tuần hoàn máu kém làm cho lượng oxy và dưỡng chất được chuyển tới các cơ ít hơn, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Tuần hoàn máu kém cũng gây khó thở, đau nhức cơ bắp và khó khăn trong duy trì các hoạt động hàng ngày.
- Tuần hoàn máu dẫn đến lượng máu lên não không đều và không đủ. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu tập trung và suy giảm trí nhớ.
- Khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài (gây nhiễm trùng) của cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi tuần hoàn máu kém vì các kháng thể cũng sẽ hoạt động chậm chạp. Hệ miễn dịch yếu là nguyên nhân kiến bạn dễ mắc bệnh vặt như ho, cảm, sốt và những ảnh hưởng khác.
- Tuần hoàn máu kém làm tăng áp lực trong tĩnh mạch gây nên tình trạng sưng, xoắn dưới da đặc biệt là gần mắt cá chân hoặc bàn chân Suy tĩnh mạch cũng có thể xảy ra khi chúng ta ngồi nhiều giờ. Tình trạng này có thể gây ngứa và đau.
3. Điều trị tuần hoàn máu kém bằng liệu pháp lọc máu Ozone

3.1. Liệu pháp lọc máu Ozone là gì?
Liệu pháp lọc máu oozone đề cập đến những hoạt động y tế sử dụng khí ozone. Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu tác động của liệu pháp ozone đối với cơ thể con người để tìm ra những tiềm năng điều trị bệnh của liệu pháp onoze.
Liệu pháp Ozone, thanh lọc máu giúp đưa khí ozone vào cơ thẻ. Nuôi dưỡng các tế bào khỏe mạnh và phá hủy những tế bào không hoạt động, làm trẻ hóa tế bào, giúp làm lành vết thương và phục hồi các mô. Nó an toàn và rất hiệu quả vì tấn công và loại bỏ các tác nhân gây bệnh gồm virus, vi khuẩn, nấm, nấm mốc, nấm men và kim loại độc hại.
Theo một báo cáo đánh giá năm 2011, liệu pháp ozone có thể giúp điều trị các bệnh lý như:
- Điều trị viêm khớp;
- Chống lại các bệnh do vi rút, chẳng hạn như HIV và SARS;
- Khử trùng vết thương;
- Kích hoạt hệ thống miễn dịch;
- Điều trị bệnh thiếu máu cơ tim;
- Điều trị thoái hóa điểm vàng;
- Điều trị ung thư…
Khi ozone y tế đi vào dòng máu, nó chia tách thành O2 và O, các tế bào khỏe mạnh, được trang bị các chất chống oxy hóa, hấp thụ O2 và từ chối O, nguyên tử này sẽ nhằm vào các tế bào bị bệnh và trung hòa chúng. Liệu pháp ozone cũng được sử dụng như liệu pháp bổ trợ trong điều trị nhiều loại ung thư và hoạt hóa miễn dịch đối với các bệnh dị ứng và cải thiện sức đề kháng vốn có của cơ thể.
3.2. Liệu pháp lọc máu Ozone điều trị bệnh như thế nào?
Ozone được sử dụng để khử trùng vật tư y tế và điều trị các tình trạng khác nhau trong hơn 100 năm. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.
Dựa theo nghiên cứu năm 2018, khi ozone tiếp xúc với chất lỏng của cơ thể, các phản ứng tạo thành nhiều protein và hồng cầu hơn. Điều này làm tăng cung cấp oxy trong cơ thể của bạn. Ngoài ra, liệu pháp ozone cũng có thể làm gián đoạn các quá trình không lành mạnh trong cơ thể. Điều trị bệnh bằng liệu pháp ozone có thể giúp cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch, giúp giải độc cơ thể và tiêu diệt các mầm bệnh có hại. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp ozone có thể vô hiệu hóa:
- Vi khuẩn;
- Vi rút;
- Nấm;
- Men;
- Động vật nguyên sinh.
3.3. Điều trị tuần hoàn máu kém bằng liệu pháp Ozone

Liệu pháp ozone phù hợp với phần lớn mọi người. Nó là liệu pháp tự nhiên 100%, không hóa chất, không dùng thuốc, không mất thời gian, không gây khó chịu và không tác dụng phụ.
Những tác dụng tuyệt vời từ Ozone Therapy (liệu pháp ozone) có thể giúp cơ thể của bạn:
- Hấp thụ kim loại nặng;
- Kích thích sản xuất các enzyme bảo vệ tế bào, tăng sự hoạt động phòng vệ của hệ miễn dịch;
- Làm giảm nồng độ cholesterol và triglicerydy trong máu, giúp cải thiện quá trình trao đổi chất trong các tế bào;
- Làm giảm nồng độ acid uric trong máu, giúp cải thiện lưu thông khí huyết, thông và phòng ngừa tắc động mạch;
- Làm giảm sự kết dính của hồng cầu, cải thiện lưu thông oxy trong máu, giúp các tế bào gia tăng tiếp nhận oxy trong máu;
- Làm sạch động mạch và tĩnh mạch;
- Giúp chặn đứng sự phát triển của virus, vi khuẩn, nấm men, nấm và động vật nguyên sinh;
- Giảm đau, làm dịu các dây thần kinh;
- Giảm hiện tượng rối loạn nhịp tim;
- Ngăn chặn phản ứng sốc, dị ứng của cơ thể;
- Ngừa đột quỵ;
- Cải thiện chức năng não và bộ nhớ;
- Cải thiện đường ruột và tạo thuận lợi cho sự bài tiết;
- Ngăn chặn và đảo ngược các bệnh thoái hóa, các bệnh truyền nhiễm;
- Ngăn chặn và loại bỏ các bệnh tự miễn dịch.
4. Kết luận
Tuần hoàn máu kém sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Máu lưu thông kém, tuần hoàn máu kém kéo dài sẽ khiến bạn bị đau đầu, mất ngủ, suy nhược cơ thể… Lâu dần có thể ảnh hưởng đến thần kinh và não bộ. Bạn có thể tham khảo phương pháp cải thiện tuần hoàn máu não bằng liệu pháp Ozone trên, và nếu có bất cứ điều gì cần giải đáp hãy liên hệ đến FSCB – Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc hàng đầu Việt Nam để được hỗ trợ.
Ngoài ra, không chỉ chữa bệnh mà còn phòng bệnh, Medplus khuyên bạn hãy duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh như:
- Tập thể dục;
- Vận động cơ thể;
- Chơi một số môn thể thao vừa sức;
- Ăn nhiều rau xanh, củ quả;
- Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị;
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa chất kích thích, đồ uống chứa cồn và có ga;
- Ăn ít đồ ăn và thức uống ngọt,
- Không thức khuya
- Dành thời gian thư giản, nghỉ ngơi, không làm việc quá sức và suy nghĩ quá nhiều…
Nguồn tài liệu: