Chỉ số MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) là số lượng huyết sắc tố trung bình được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu của cơ thể. MCH giúp phản ánh tình trạng huyết sắc tố trong máu. Vậy MCH là gì? Chỉ số xét nghiệm MCH tăng hay giảm phản ánh điều gì?…Tất cả sẽ được Medplus giải đáp ngay ở bài viết bên dưới đây nhé!!
Bạn đọc hãy cùng Songkhoe.medplus.vn xem thông tin chi tiết dưới đây nhé!
Ngoài ra, bạn có thể xem các bài viên liên quan khác như sau:
Chỉ số MCH trong xét nghiệm máu là gì?
Chỉ số MCH là viết tắt của Mean Corpuscular Hemoglobin (lượng huyết sắc tố trung bình có trong một tế bào hồng cầu của cơ thể). Huyết sắc tố là một loại protein đảm nhiệm chức năng tạo điều kiện cho hồng cầu vận chuyển oxy tới các tế bào và các mô bên trong cơ thể. MCH được xác định thông qua xét nghiệm máu CBC.
- Ở người trưởng thành, MCH bình thường rơi vào khoảng từ 27-33 picogram (pg) trên mỗi tế bào.
- Một người được coi là có MCH thấp nếu chỉ số này dưới 26 pg/tế bào
- Một người được coi là có MCH cao nếu chỉ số này trên 34 pg/tế bào
Chỉ số MCH thấp
Nguyên nhân dẫn đến chỉ số MCH thấp
MCH rất quan trọng trong quá trình đánh giá sức khỏe. Và nhờ vào những chỉ số này mà các bác sĩ có thể chẩn đoán được chính xác bệnh tình mà bạn đã mắc phải. Việc nắm rõ nguyên nhân dẫn tới việc chỉ số này thấp rất quan trọng để bạn tròng pháp được chứng bệnh thiếu máu cho cơ thể.
Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
- Nguyên nhân thường gặp nhất là thiếu sắt. Sắt là một trong những nguyên tố cần thiết nhất để cơ thể sản sinh ra Hemoglobin. Nếu cơ thể thiếu sắt thì lượng hemoglobin được sản xuất cho mỗi tế bào hồng cầu cũng ít đi.
- Người mắc bệnh rối loạn về máu Thalassemia sẽ có MCH thấp hơn với người bình thường.
- Người bệnh bị mắc chứng tăng hồng cầu lưới sẽ làm giảm tổng thể MCH trong máu.
- Do cơ thể bị nhiễm trùng. Một số loại nhiễm trùng có thể gặp như: nhiễm trùng gây viêm, HIV, Pylori, giun móc, bệnh lao.
Hậu quả
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì những bệnh nhân bị thiếu hemoglobin sẽ có nguy cơ mắc chứng bệnh trầm cảm rất lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú. Chính vì thế mà việc bổ sung sắt cho cơ thể rất quan trọng để giảm thiểu tối đa chứng bệnh trầm cảm.
Cũng theo các bác sĩ thì người có chỉ số này thấp thưởng có tỷ lệ tử vong cao hơn cả những người bị
bệnh tim.
Làm thế nào để tăng chỉ số MCH?
Việc thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và đủ chất chính là cách hiệu quả để tăng chỉ số MCH trong máu. Bạn cần bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu chất sắt như gan, trứng, thịt, cá và những loại thực vật có màu đỏ, màu cam như cà rốt, ớt chuông…
Nếu bạn có một chỉ số MCH thấp thì việc tuyệt đối không dùng trà, cà phê hay các thức uống có chất kích thích chính là biện pháp hữu hiệu để giúp cải thiện chỉ số này. Bởi việc sử dụng các loại thức uống này sẽ làm giảm lượng hemoglobin của cơ thể thông qua việc làm giảm sự hấp thu sắt.
Chỉ số MCH cao
Nguyên nhân dẫn đến MCH cao
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chỉ số MCH cao. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
- Vitamin B12 là loại vitamin góp phần trong việc sản sinh hồng cầu. Vì vậy việc thiếu hụt vitamin B12 sẽ làm giảm lượng tế bào hồng cầu trong máu nhưng lượng huyết sắc tố Hemoglobin lại không giảm, dẫn đến MCH cao hơn mức bình thường.
- Nguyên nhân phổ biến nhất khiến MCH tăng cao là do người bệnh mắc bệnh tan máu.
- Người bệnh mắc chứng Hereditary Spherocytosis (HS)
- Agglutinin lạnh khiến cho các tế bào hồng cầu kết tụ lại với nhau và làm tăng MCH.
Hậu quả
MCH quá cao là dấu hiệu cơ thể cảnh báo thiếu máu ác tính cực kỳ nguy hiểm. Đồng thời nó cũng ngầm thông báo đến một số bệnh khác như bệnh gan, tuyến giáp hoặc bệnh ung thư.
Làm thế nào để giảm MCH?
Việc đầu tiên bạn cần làm để giảm chỉ MCH chính là bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm giàu Vitamin B12 như thịt gà, gà tây, gan lợn, thịt cừu và bò.
Hạn chế uống rượu và hút thuốc lá cũng chính là cách giúp bạn lấy lại sự cân bằng cho chỉ số này. Bởi vì rượu, thuốc lá chính là nguyên nhân làm giảm vitamin B12 trong cơ thể.
Chỉ số MCH trong máu chính là một trong những thước đo sự khỏe mạnh của bạn. Hãy nhớ giữ những chỉ số này trong mức ổn định để có một sức khỏe tốt.
Như vậy, Medplus.vn vừa cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và hữu ích về Chỉ số MCH . Hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết bổ ích khác từ Songkhoe.meplus.vn mỗi ngày bạn nhé!!!