Nổi mề đay là một trong những loại bệnh dị ứng da tương đối phổ biến, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và công việc của người bệnh. Vậy nguyên nhân và triệu chứng nổi mề đay là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay (hay còn có tên gọi khác là mày đay) là một dạng bệnh lý dị ứng. Đây chính là hiện tượng phù cấp tính hoặc mãn tính ở trung bì gây ra bởi phản ứng giữa các mao mạch trên da với nhiều các yếu tố khác. Bệnh rất phổ biến và cũng rất dễ nhận biết bởi những triệu chứng điển hình, ngoài ra bệnh cũng không có khả năng lây lan từ người này sang người khác.
Người bị mề đay trên da sẽ xuất hiện những sẩn phù có kích thước khoảng từ 1mm và cũng có thể lên đến vài cm. Những sẩn phù này tồn tại trên da từ 30 phút – 36 giờ.
Có 2 dạng chính của bệnh, được chia ra dựa vào tiến triển bệnh:
-
Nổi mề đay cấp tính: thời gian bệnh kéo dài là từ 24 giờ đến dưới 6 tuần.
-
Nổi mề đay mạn tính: bệnh tái phát nhiều lần và kéo dài hơn 6 tuần.
Nguyên nhân nổi mề đay (mày đay) là gì?
- Những dị nguyên trong không khí, như phấn hoa từ cây cối, bào tử nấm hay vảy da động vật
- Nhiễm trùng do vi khuẩn, như viêm họng do liên cầu khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu
- Dị ứng thực phẩm (như sữa, đậu phộng, trứng, cá hay động vật có vỏ…)
- Bị côn trùng đốt
- Dị ứng với thuốc, như thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), codeine, thuốc trị tăng huyết áp (đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển)
- Thân nhiệt thay đổi do nhiệt độ xung quanh nóng hay lạnh hơn bình thường hoặc sau khi hoạt động thể chất
- Dị ứng với các chất liệu khác nhau, như dị ứng với cao su hay một số chất tẩy rửa
- Có vấn đề về nội tiết tố, như khi mang thai, mãn kinh hay mắc bệnh tuyến giáp
- Mắc phải các bệnh tự miễn
Nổi mề đay có nguy hiểm không?
Khi bị nổi mày đay liên tục, người bệnh có cảm giác rất ngứa, khó chịu, càng gãi càng ngứa. Gãi nhiều làm da bị trầy xước, nhiễm trùng, sau khi khỏi để lại vết thâm, sẹo… ảnh hưởng nhiều tới tính thẩm mỹ. Thậm chí:
- Mề đay có thể xuất hiện ở đường hô hấp gây sưng mạch ở khí quản, họng dẫn tới khó thở, thở gấp, nghẹt thở…
- Mày đay có thể xuất hiện ở đường tiêu hóa, gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
- Khi xuất hiện ở tổ chức não, dễ gây phù nề não, gây co rật rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, chứng bệnh này có thể gây giãn mạch nhanh, đột ngột làm tụt huyết áp. Những trường hợp đặc biệt, nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể tính ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Đặc biệt, bệnh mày đay thường rất khó phát hiện nguyên nhân dù đôi khi người bệnh đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. Vì vậy, việc điều trị bệnh mề đay gặp rất nhiều khó khăn và thường không thể triệt tiêu hoàn toàn căn nguyên gây nổi mề đay, sẩn ngứa.
Cách điều trị khi bị nổi mề đay
Để hạn chế bệnh, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:
– Tránh các loại đồ ăn, thức uống có thể gây dị ứng.
– Với những vùng da bị nổi mẩn nên sử dụng những kem dưỡng da loại nhẹ hoặc làm mát với quạt, vòi sen,…
– Kiêng ăn các loại thực phẩm cay nóng, đồ ngọt, giàu protein và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá,…
– Tránh tiếp xúc với nước nóng vì dễ làm da bị tổn thương.
Nguồn tham khảo: