Hạ đường huyết là khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Đây là tình trạng cấp cứu vì có thể diễn biến đến hôn mê và gây tử vong cho bệnh nhân. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu hạ đường huyết có nguy hiểm không? cách điều trị bỏng như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Tổng quan về hạ đường huyết
Hạ đường huyết hay chứng hạ đường huyết là sự giảm lượng đường (glucoza) trong máu xuống dưới mức bình thường (dưới mức 3,9 – 6,4 mmol/lít).
Đây là một bệnh thể dịch, một bệnh sinh hóa, ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người, có thể gây ra nhiều rối loạn cho sức khoẻ, thậm chí là rất nguy hiểm, nó còn nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều và có thể gây tử vong nhanh chóng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh hạ đường huyết?
Tụt đường huyết do tiểu đường xảy ra khi lượng hormone insulin và glucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng. Tác nhân gây ra sự mất cân bằng hormone có thể là:
- Sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường khác.
- Không ăn đủ hoặc đợi quá lâu giữa các bữa ăn (như qua một đêm).
- Tập thể dục mà chưa ăn đầy đủ.
- Không ăn đủ lượng đường bột cần thiết.
- Chế độ ăn kiêng không hợp lý.
- Uống nhiều rượu bia gây mất cân bằng nội tiết.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng hạ đường huyết là gì?
Các triệu chứng hạ đường huyết do tiểu đường thường bao gồm:
- Run rẩy
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Thường xuyên đổ mồ hôi và cảm thấy đói
- Tim đập nhanh
- Da tái
Những tình trạng trên thường xảy ra vào ban đêm sẽ làm cho người bệnh gặp ác mộng và la hét trong lúc ngủ. Do đường cung cấp năng lượng cho cơ thể nên một số người sẽ có triệu chứng tụt đường huyết là mệt mỏi và khó chịu. Trong trường hợp đường huyết giảm đột ngột sẽ gây ngất xỉu hoặc động kinh.
Hạ đường huyết có nguy hiểm không?
Nếu không xử trí tình trạng tụt đường huyết kịp thời, bạn có thể mắc:
- Co giật
- Mất ý thức
- Tử vong
Tụt đường huyết cũng góp phần gây ra:
- Chóng mặt và suy nhược
- Dễ té ngã
- Chấn thương
- Tai nạn xe
- Nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn ở người lớn tuổi
Tụt đường huyết vô thức
Theo thời gian, các đợt tụt đường huyết lặp đi lặp lại có thể dẫn đến hạ đường huyết vô thức. Cơ thể và não không còn tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu thấp, chẳng hạn như run rẩy hoặc nhịp tim không đều. Khi tình trạng này xảy ra, bạn sẽ có nguy cơ tụt đường huyết nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng.
Nếu bạn bị tiểu đường và các đợt hạ đường huyết tái phát và vô thức, bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị.
Biến chứng hạ đường huyết
Nếu bỏ qua các triệu chứng của hạ đường huyết quá lâu, có thể mất ý thức. Đó là vì não cần glucose để hoạt động.
Các triệu chứng của hạ đường huyết không được điều trị sớm có thể dẫn đến:
– Co giật.
– Mất ý thức.
– Tử vong.
Mặt khác, nếu bị tiểu đường, phải cẩn thận không để tăng quá mức lượng đường trong máu. Điều này cũng có thể nguy hiểm và có thể gây tổn thương hệ thần kinh, mạch máu và các cơ quan khác.
Điều trị hạ đường huyết
- Luôn luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, sôcôla, nước ngọt có đường… trong túi, trong cặp, để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay. Hạ đường huyết nhẹ thì dùng ngay bánh, hoa quả, sữa… hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà.
- Nếu hạ đường huyết do bệnh tiểu đường thì nên tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc dùng thuốc và ăn uống hằng ngày.
- Không bỏ bữa ăn, ăn đủ lượng cacbonhydrat, ăn thêm bữa phụ, ăn nhiều rau…
- Nên tập thể dục thường xuyên và đúng bài bản.
- Đối với người bị bệnh tiểu đường, cần tiêm hay cho bệnh nhân uống glucoza, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân khó phát hiện. Chất insulin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa đường huyết.
- Trường hợp do u tuyến tụy gọi là hạ đường huyết tự phát. Bệnh này có thể điều trị khỏi hẳn nếu được phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Phòng ngừa hạ đường huyết
- Luôn có một bữa sáng chất lượng để cung cấp năng lượng cho 1 ngày. Lưu ý là hạn chế ăn ngũ cốc đóng gói mà hãy ăn bánh mỳ với chút hoa quả hay nước quả.
- Ăn ít, chia thành nhiều bữa, không nên để khoảng cách giữa 2 bữa quá 3 giờ. Năng lượng hạ vào buổi chiều có thể làm giảm đường huyết. Bạn có thể tránh tình trạng này bằng cách ăn ít và thường xuyên nhấm nháp các loại snack mà mức độ hấp thụ đường giảm.
- Ăn các loại tinh bột – đường phức trong mỗi bữa ăn: bao gồm bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên cám, mỳ, gạo, lúa mạch…
- Ăn các loại quả ngọt có thể gây phá hoại hệ thống. Pha nước quả với nước theo tỉ 50/50. Nếu bạn phải uống các đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê, sô-cô-la và đồ uống hộp thì hãy uống sau bữa ăn và không bao giờ uống khi dạ dày rỗng.
- Luôn bổ sung các bữa phụ bằng các thực phẩm giàu protein như ăn 1 quả táo cùng với hạnh nhân; ăn cần tây, cà-rốt hay súp lơ xanh, sữa chua với các loại hạt hay quả tươi với 1/2 thìa hạt bí hay hạt hướng dương và 1/2 quả bơ với 1 cái bánh lúa mạch, hạt hướng dương.
Nguồn tham khảo: