Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời của cá ngừ là gì? Nên lưu ý những gì khi sử dụng? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin nhé!
Thông tin chung
Cá ngừ đại dương hay còn được biết đến với tên gọi khác là cá bò gù, là một loài cá lớn thuộc họ Cá bạc má (Scombridae), được tìm thấy nhiều tại các vùng biển ấm.
Ở Việt Nam, cá ngừ là loài hải sản đặc biệt thơm ngon, được rất nhiều người ưa chuộng. Loài cá này chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vì thế nó được chế biến thành nhiều loại món ăn và tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Tác dụng đối với sức khỏe
1. Giảm cân
Cá ngừ chứa ít chất béo và calo, nhưng nó là thực phẩm phong phú protein và các chất dinh dưỡng khác. Ăn loại cá này không chỉ duy trì một thân hình eo thon mà còn có thể cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đây là một sự lựa chọn lý tưởng cho những người phụ nữ muốn giảm cân.
2. Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với người cao tuổi. Ăn cá ngừ có thể làm giảm mức độ lipid trong máu, có hiệu quả ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
3. Giảm mức độ cholesterol “xấu”
EPA, protein và taurine có trong cá ngừ có tác dụng làm giảm mức độ cholesterol trong cơ thể con người. Vì vậy, thường xuyên ăn cá ngừ có thể làm giảm cholesterol “xấu” trong máu và tăng cholesterol “tốt”, do đó ngăn ngừa các bệnh gây ra bởi mức cholesterol cao.
4. Ăn cá ngừ khi mang thai 3 tháng giữa có lợi cho não bộ của trẻ
Các nhà khoa học Mỹ khẳng định: “Cá là thực phẩm tốt nhất cho bộ não”. Ăn nhiều cá trong 3 tháng giữa của thai kỳ sẽ giúp não bộ của thai nhi phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, chỉ những loại cá ít thủy ngân mới thực sự an toàn. Theo TS Emily Oken và cộng sự, ĐH Harvard, nguyên nhân là nhờ cá rất giàu axit béo omega-3, thành phần hỗ trợ phát triển trí não tích cực nhất. Tuy nhiên cá là thực phẩm bổ não dành cho phụ nữ mang thai, song cần lựa chọn những hải sản an toàn.
5. Bảo vệ gan và tăng cường chức năng gan
Cá ngừ giàu DHA, EPA và taurine, có thể giảm lượng chất béo trong máu và thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào gan. Do đó, thường xuyên ăn cá ngừ có thể bảo vệ gan, tăng cường chức năng bài tiết của nó và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh gan.
6. Ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt
Thường xuyên ăn cá ngừ có thể bổ sung sắt đầy đủ cho cơ thể con người và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Lưu ý khi sử dụng
– Mua cá: chọn con còn tươi để hạn chế tối đa lượng histamin.
– Không ăn cá ngừ ươn.
– Mua cá ngừ ở các nơi bán hàng có điều kiện bảo quản cá lạnh như siêu thị, cửa hàng tươi sống đủ điều kiện bảo quản…
– Chế biến cá: Phải chế biến luôn, đặc biệt khi cá đã rã đông; Phải bảo quản cá lạnh ít nhất là dưới 4,4 độ C (ướp đá) hoặc đông lạnh.
– Để loại trừ độc trước khi chế biến cần ướp gừng trong 30 phút, gừng sẽ có tác dụng vừa làm tăng mùi thơm vừa có tác dụng triệt tiêu tính gây dị ứng của cá ngừ.
– Khi đun nấu cần cho nhỏ lửa trong thời gian đầu, sau đó mới cho lửa cháy mạnh vì enzym phân giải protein của gừng hoạt động tốt nhất ở 60 độ C.
– Người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ, trước khi ăn cá ngừ nên thử một chút, nếu có biểu hiện bất thường thì tuyệt đối không nên ăn.
– Trong cá ngừ có chứa hàm lượng thủy ngân cao vì vậy khi chế biến nên lọc hết phần da sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh từ 30 phút đến 1 tiếng trước khi chế biến để giảm lượng thủy ngân (vì thủy ngân khi gặp lạnh sẽ co lại và tự thoát ra ngoài).
https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/5-loai-thuc-pham-giup-phong-chong-tai-bien-mach-mau-nao/20191014061836303