Mẹ khi mang thai và sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản như quy định của Pháp luật. Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ trước và sau sinh 06 tháng; hưởng tiền thai sản và trợ cấp khi sinh con. Nếu không may, thai nhi chết lưu thì người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản. Vậy trương hợp vợ bị thai lưu chồng được nghỉ mấy ngày? Chế độ thai sản cho chồng khi vợ thai lưu như thế nào? Đọc bài viết bên dưới đây của Medplus để tìm câu trả lời bạn nhé.
1. Vợ bị thai lưu chồng được nghỉ mấy ngày?
Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ thời gian hưởng chế độ thai sản của nam như sau:
- 05 ngày làm việc với những trường hợp thông thường;
- 07 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi; từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc này được tính trong khoảng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Như vậy, với trường hợp thai lưu thì pháp luật có quy định về chế độ, thời gian hưởng chế thai sản đối với người vợ tham gia bảo hiểm xã hội, còn người chồng thì không được nghỉ theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội. Do đó, người chồng có vợ bị thai lưu không được bảo hiểm cho nghỉ để chăm sóc vợ mà vẫn được hưởng lương.
Tuy nhiên, theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động từ 12 ngày làm việc đến 16 ngày làm việc, tùy vào điều kiện làm việc, vị trí làm việc của người lao động.
Do đó, lao động nam có vợ bị thai lưu có thể xin nghỉ phép để ở nhà chăm sốc vợ bị thai lưu. Trong thời gian nghỉ phép theo quy định thì người chồng vẫn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp người chồng không còn ngày nghỉ phép hằng năm theo quy định thì có thể thỏa thuận với công ty để được nghỉ không lương.
2. Chế độ thai sản cho người mẹ bị thai lưu năm 2021
2.1. Thời gian nghỉ thai sản
“Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
- a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
- b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
- c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
- d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
2.2. Mức hưởng chế độ thai sản khi thai lưu
Điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về Mức hưởng chế độ thai sản như sau:
– Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền hưởng chế độ thai sản cho người thai lưu được tính như sau: Mức hưởng hàng tháng= 100% x Mbq6t
– Mức hưởng chế độ thai chết lưu một ngày sẽ được tính bằng mức trợ cấp theo tháng và được chia cho 30 ngày;
Đối với trường hợp người lao động đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ 06 tháng. Thì mức hưởng sẽ là mức bình quân tiền lương của những tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Hồ sơ hưởng thai sản khi bị thai lưu
Hồ sơ hưởng thai sản khi bị thai lưu của lao động nữ bao gồm:
- Giấy hưởng bảo hiểm xã hội với trường hợp điều trị ngoại trú;
- Bản chính hoặc bản sao với trường hợp điều trị nội trú.
Đối với trường hợp điều trị ngoại trú cần có:
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (theo mẫu);
- Bản sao giấy ra viện theo chỉ định của bác sĩ điều trị có thẩm quyền cho phép nghỉ thêm sau khi điều trị nội trú.
Đối với trường hợp điều trị nội trú cần có:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Bản sao giấy ra viện của người lao động;
- Trường hợp bị chuyển tuyến khám, chữa bệnh thì phải có giấy chuyển viện.
4. Kết luận
Medplus vừa trả lời câu hỏi vợ bị thai lưu chồng được nghỉ mấy ngày rồi. Với trường hợp thai lưu thì pháp luật có quy định về chế độ, thời gian hưởng chế thai sản đối với người vợ tham gia bảo hiểm xã hội, còn người chồng thì không được nghỉ theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội. Do đó, người chồng có vợ bị thai lưu không được bảo hiểm cho nghỉ để chăm sóc vợ mà vẫn được hưởng lương.
Tuy nhiên, lao động nam có vợ bị thai lưu có thể xin nghỉ phép nghỉ phép để ở nhà chăm sốc vợ bị thai lưu. Trong thời gian nghỉ phép theo quy định thì người chồng vẫn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp người chồng không còn ngày nghỉ phép hằng năm theo quy định thì có thể thỏa thuận với công ty để được nghỉ không lương.