A. Thông tin về Dâu dây
Dâu dây còn được gọi là Song nho dị diệp, Ích nậm
Tên khoa học: Ampelopsis heterophylla Sieb. et Zucc., thuộc Họ: Vitaceae (Nho)
1. Đặc điểm của cây
- Là loại cây dây leo, trông tựa cây nho.
- Cành hình trụ, nhiều khi có đốt ở trên các mấu, khi còn non có lông.
- Tua cuốn phân nhánh, khoẻ, đối diện với các lá. Lá đơn, mọc so le, hình trái xoan dạng tim, khía răng, dài và rộng độ 5-7cm, ít khi chia 3-5 thuỳ.
- Cụm hoa ngù đối diện với các lá; hoa màu vàng nhạt.
- Quả mọng gần khô, màu xanh hay hơi tím, hình cầu, đường kính 0,5cm; 3-4 hạt, có 2 rãnh to sâu dọc.
- Ra hoa vào tháng 7-12, có quả vào tháng 9-4 năm sau.
2. Phân bố và thu hái
- Cây mọc hoang trong rừng thứ sinh các tỉnh Tuyên Quang, Hà Tây, Hà Nội, Bắc Thái, Nam Hà, Ninh Bình, Quảng Ninh…
- Cây thu hái dây quanh năm, dùng tươi hay thái ngắn phơi khô, dùng dần.
3. Bộ phận dùng
Dùng toàn cây.
4. Tính vị
Bài thuốc từ dâu dây có vị ngọt, đắng, tính mát.
B. Công dụng
Dâu dây có có tác dụng thanh nhiệt, tiêu sưng, hỗ trợ điều trị các bệnh:
- Chữa mụn nhọt (Lá giã đắp)
- Phong thấp, đau nhức xương (Cành lá sắc nước uống).
C. Các bài thuốc trị bệnh
1) Đau quanh vai liền cánh tay, lưng gối đau nhức, hoặc chân gối sưng phù
Dâu dây 40g, Đơn gối hạc, Huyết giác, Cẩu tích, mỗi vị 20g, sắc uống.
2) Chữa bị thương sưng đau
Giã lá dâu dây tươi chưng nóng đắp. Trong uống rễ Dâu dây, Dây đau xương và Huyết giác, mỗi vị 20g, cùng sắc uống.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dâu dây cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn tham khảo
Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.