Cùng Medplus tìm hiểu về bệnh loãng xương để chủ động tìm cách ngăn ngừa bạn nhé!
1.Bệnh loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương( tiếng Anh: osteoporosis, xất phát từ tiếng Hy lạp: οστούν/ostoun nghĩa là “xương” và πόρος/poros nghĩa là “lỗ hổng”) là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương.
Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương .
Đo mật độ xương sẽ cho ta biết lượng chất khoáng trong 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích của xương. Còn chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, tốc độ chuyển hóa của xương, độ khoáng hóa, mức độ tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương.
2.Nguyên nhân bệnh loãng xương ?
Bệnh loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do:
- Vấn đề tuổi tác: người già ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D; chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu; xương bị thoái hóa.
- Hormon sinh dục nữ giảm: phụ nữ sau khi mãn kinh thì hormon sinh dục nữ giảm làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển calci từ xương vào máu.
- Hormon cận giáp: do canxi trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ calci cần thiết trong máu, khi đó hormon cận giáp tiết ra để điều calci trong xương chuyển ra bổ sung cho máu nhằm duy trì sự ổn định nồng độ calci trong máu. Tình trạng này kéo dài làm cho kết cấu xương bị thưa loãng.
- Dinh dưỡng thiếu: calci, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin, và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng góp phần gây loãng xương.
- Suy giảm miễn dịch: cũng góp phần gây chứng loãng xương.
3.Triệu chứng bệnh loãng xương?
Tình trạng mất xương (hay còn gọi là giảm mật độ xương) do bệnh loãng xương thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh có thể không biết mình mắc bệnh cho đến khi xương trở nên yếu đi, dễ gãy khi gặp những sang chấn nhỏ ví dụ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã.
- Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp (còn gọi là gãy lún). Biểu hiện của tình trạng này bao gồm có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
- Đau nhức đầu xương: một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân
- Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
- Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.
- Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, bệnh loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…
4.Chẩn đoán bệnh loãng xương?
Theo TCYTTG – 1994, bệnh loãng xương được định nghĩa dựa trên mật độ chất khoáng của xương (Bone Mineral Density – BMD) theo chỉ số T-Score. T-Score của một cơ thể là chỉ số mật độ xương của cơ thể đó so với mật độ xương của nhóm người trẻ tuổi làm chứng.
- Xương bình thường: T- score ≥ – 1, tức là lượng chất khoáng xương (BMD) của người được đo bằng và trên – 1 độ lệch chuẩn (-1SD) so với giá trị trung bình của người trưởng thành độ tuổi 20 – 35 tuổi trong cộng đồng.
- Thiếu xương (Osteopenia): – 1 > T- score > – 2,5, tức là BMD của người được đo trong khoảng – 1 đến – 2,5 SD so với giá trị trung bình của của người trưởng thành độ tuổi 20 – 35 tuổi trong cộng đồng.
- Loãng xương (Osteoporosis): T – score ≤ – 2,5, tức là khi BMD của người được đo bằng và dưới ngưỡng -,5SD so với giá trị trung bình của người trưởng thành độ tuổi 20 – 35 tuổi trong cộng đồng.
- Loãng xương nặng: T-score ≤ -2,5SD và bệnh nhân có tiền sử hoặc hiện tại có một hay nhiều vị trí gãy xương.
Ai cần đo mật độ xương:
Theo khuyến cáo của Hiệp hội chống loãng xương thế giới, những người trên 50 tuổi, có một trong những yếu tố sau nên đo mật độ xương:
- Giảm chiều cao ≥ 3cm (so với độ tuổi 20-30)
- Cân nặng dưới 40 kg, hay giảm trọng lượng quá nhanh trong thời gian gần đây
- Thiếu estrogen ở nữ như sau khi mãn kinh, cắt buồng trứng. Hoặc thiếu androgen ở nam trên 50 tuổi.
- Tiền sử gãy xương: Có cha mẹ hoặc bản thân đã bị gãy cổ xương đùi sau một chấn thương nhẹ ở tầm thấp
- Tiền sử hoặc hiện tại có dùng corticoid liều bất kỳ liên tục trong thời gian trên 3 tháng
- Sử dụng chất kích thích: Uống rượu: ≥ 8g cồn tinh hoặc 375ml bia 60 hoặc 30ml rượu mạnh/ ngày; Hay hút thuốc lá ≥ 20 điếu/ ngày.
5.Điều trị bệnh loãng xương?
Cung cấp lượng canxi cho cơ thể đúng theo mức khuyến cáo, không cung cấp dư thừa. Bổ sung 600 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày cho người ở độ tuổi từ 1 đến 70 tuổi và 800 IU mỗi ngày từ 71 tuổi trở lên.
Duy trì trọng lượng tiêu chuẩn, không thừa cân cũng không thiếu cân.
Thực hiện các bài tập như đi bộ, chạy bộ, nhảy múa và thể dục nhịp điệu 3-4 giờ mỗi tuần.
Ngừng hút thuốc.
Hạn chế thức uống có cồn, cà phê và nước giải khát có ga.
Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng có nguy cơ gây giảm mật độ xương.
Trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro của liệu pháp thay thế estrogen nếu người bệnh đang trong thời kỳ mãn kinh hoặc đã cắt bỏ buồng trứng.
Khi phát hiện bệnh loãng xương, ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì người bệnh cần phải bổ sung các loại thuốc điều trị bệnh loãng xương. Tùy theo từng trường hợp cụ thể người bệnh sẽ được tư vấn sử dụng những loại thuốc chống loãng xương phù hợp.
Thay đổi lối sống: ngừng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu
Ngăn ngừa gãy xương bằng cách giảm thiểu các nguy cơ té ngã.
Tập thể dục là phần quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương. Tập thể dục không chỉ giúp xương khỏe mạnh, mà còn làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp và cân bằng cơ thể, từ đó giúp sức khỏe tốt hơn.
- Mặc dù tập thể dục tốt cho người bị bệnh loãng xương, nhưng cũng phải cẩn thận, tránh vận động quá mạnh vì có thể dẫn đến gãy xương.
Tìm hiểu từ nguồn: wikipedia
Như vậy, Medplus đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về bệnh loãng xương.Ngoài ra Medplus còn cung cấp thêm một số thông tin: