Cùng với medplus tìm hiểu kĩ về căn bệnh rối loạn tiền đình bạn đọc nhé!
1. Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương khu vực tai trong và não khiến cơ thể mất thăng bằng. Choáng váng và mất thăng bằng là những triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này. Ngoài ra, bạn còn có khả năng gặp vấn đề rối loạn thính giác hoặc thị giác.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình là gì ?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình:
- Do huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu.
- Do lo lắng căng thẳng, stress do mất ngủ, áp lực công việc. Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon cortisol làm gây tổn thương hệ thống thần kinh. Trong đó có dây thần kinh số 8 bị tổn hại, làm cho hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu.
- Do hậu quả của một số bệnh như viêm dây thần kinh, u não, u dây thần kinh, viêm tai giữa,…
- Người cao tuổi bị suy giảm chức năng của một số cơ quan.
- Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ bị mắc bệnh rối loạn tiền đình.
- Người bị mất máu nhiều: Do chấn thương; phụ nữ sau sinh hoặc cũng có thể mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu,…
- Quan hệ tình dục không đều đặn.
- Uống quá nhiều rượu bia.
- Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất hay do sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
3. Triệu chứng rối loạn tiền đình
Tình trạng bệnh có thể được chẩn đoán ban đầu dựa vào các dấu hiệu sau:
- Chóng mặt: cảm giác đồ vật xung quanh quay tròn và thường kèm theo các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như buồn nôn, vã mồ hôi, cảm giác sợ ngã, đặc biệt khó chịu.
- Mất thăng bằng: Mức độ có thể rất mãnh liệt khiến bệnh nhân không thể đứng được thường gặp trong giai đoạn đầu của hội chứng tiền đình ngoại biên hoặc có thể ở mức độ vừa phải được phát hiện thông qua các nghiệm pháp khám như: Dấu hiệu Romberg, bước đi hình sao…
- Rung giật nhãn cầu: Là một vận động tự động của cả hai nhãn cầu, đặc trưng bởi sự xuất hiện liên tục có nhịp, khá đều đặn và sự liên tục thay đổi hướng của sự chuyển động xen kẽ nhau…
4. Bệnh rối loạn tiền đình chữa được không ?
Dựa trên bệnh sử, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phù hợp với bệnh nhân, từ thay đổi lối sống cho đến điều trị bằng thuốc và cuối cùng là phẫu thuật:
- Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: là phương pháp áp dụng các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt. Các bài tập này là được thiết kế và xây dựng để rèn luyện bộ não nhằm giúp nhận biết, xử lý và phối hợp hoạt động các tín hiệu từ hệ tiền đình
- Tập thể dục: Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập chuyên biệt phù hợp với từng bệnh nhân nhằm phục hồi chức năng tiền đình. Ngoài ra tập thể dục còn giúp giảm bớt căng thẳng cũng như tăng cường vận động giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn não. Chính vì vậy chế độ tập luyện là một phần quan trọng của quá trình điều trị.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát triệu chứng ở một số trường hợp bị bệnh Ménière, phù tích nội dịch thứ phát và chóng mặt liên quan đến bệnh đau nửa đầu (migraine)
- Thuốc: việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh phụ thuộc vào rối loạn chức năng tiền đình là đang ở giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (kéo dài liên tục)
- Phẫu thuật: được chỉ định khi các phương pháp nêu trên không đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng khác do rối loạn chức năng tiền đình
Những thông tin được cung cấp trên đây không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên gia y khoa. Nếu bạn bị rối loạn tiền đình hãy đến khám và tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về căn bệnh rối loạn tiền đình, hy vọng bài đọc sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để nâng cao chất lượng cuộc sống hơn.
Tìm hiểu từ nguồn : wikipedia
Bên cạnh đó, medplus cũng giới thiệu với bạn đọc một số căn bệnh: