Medplus sẽ giới thiệu đến với bạn đọc 5 chấn thương đầu gối thường gặp nhất, hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé!
1. Chấn thương đầu gối là gì?
Chấn thương đầu gối là một trong những thương tích hay gặp nhất trong thể thao, lao động và sinh hoạt. Nếu không được chẩn đoán, xử trí đúng đắn, kịp thời, chấn thương gối dễ để lại những hệ quả phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp gối.
2. Nguyên nhân chấn thương đầu gối
Những chấn thương đầu gối phổ biến bao gồm bong gân, căng cơ, viêm bao hoạt dịch, trật khớp, gãy xương, rách sụn chêm chủ đến đến từ những nguyên nhân dưới đây:
Tác động ngoại lực mạnh
Hầu hết các chấn thương này đều là hậu quả của việc khớp gối phải chịu ngoại lực lớn khi chúng ta chơi thể thao, làm việc hoặc tai nạn. Lực tác động mạnh và bất ngờ khiến nhiều bộ phận trong khớp gối bị tổn hại, gây ra nhiều loại chấn thương ở đầu gối.
Bệnh lý xương khớp
Các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, nhiễm trùng khớp… không trực tiếp gây ra những chấn thương ở đầu gối, nhưng có thể là hậu quả (biến chứng) hoặc làm tăng nguy cơ tổn thương ở khớp gối. Khi đó, những bệnh lý này âm thầm phá hủy sụn, xương dưới sụn – hai thành phần chính cấu tạo nên khớp, khiến khớp suy yếu và dễ bị chấn thương hơn khi bị lực tác động.
Bên cạnh hai nguyên nhân chính yếu là lực tác động mạnh và bệnh lý xương khớp, khớp gối bị chấn thương còn bởi một số yếu tố như:
-
Thừa cân béo phì
-
Tuổi tác và giới tính (người cao tuổi và phụ nữ có nguy cơ chấn thương khớp gối cao hơn).
-
Tập luyện quá sức
-
Sai tư thế vận động
Biết được chấn thương gối “từ đâu đến” sẽ giúp việc phòng ngừa cũng như điều trị phục hồi đầu gối dễ dàng và hiệu quả hơn. Và vì chấn thương đầu gối không “buông tha” bất kỳ ai, thế nên việc trang bị kiến thức ngăn chặn bong gân, trật khớp, gãy xương, căng cơ, rách sụn chêm đầu gối là điều cần thiết đối với tất cả mọi người.
3. Các chấn thương đầu gối thường gặp
Gãy xương
Mọi xương ở trong hoặc quanh khớp gối đều có thể bị gãy. Gãy xương hay gặp nhất trong khớp là xương bánh chè.
Chấn thương do tác động mạnh, như ngã hoặc tai nạn giao thông, là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp gãy xương ở đầu gối. Những người bị loãng xương có thể bị gãy xương ở đầu gối khi bước hụt hoặc trượt chân.
Chấn thương dây chằng chéo trước
Dây chằng chéo trước (ACL) chạy chéo từ trên xuống trước ở mặt trước khớp gối, mang lại cho khớp độ ổn định quan trọng cho khớp. Chấn thương ACL có thể nghiêm trọng và cần phẫu thuật.
Chấn thương ACL được xếp từ độ 1 đến độ 3. Bong gân độ 1 là tổn thương nhẹ đối với ACL, trong khi độ 3 là rách hoàn toàn.
Vận động viên các môn thể thao va chạm như bóng đá hoặc bóng bầu dục thường bị thương dây chằng chéo trước. Tuy nhiên, va chạm trong thể thao không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra thương tích này.
Tiếp đất không đúng cách khi nhảy cao hoặc chuyển hướng đột ngột có thể dẫn đến rách dây chằng chéo trước.
Trật khớp
Trật khớp gối sẽ xảy ra khi các xương ở khớp gối bị chệch ra ngoài vị trí và trục bình thường của chúng.
Trong trật khớp gối, một hoặc nhiều xương có thể trượt ra khỏi chỗ. Các bất thường về cấu trúc hoặc chấn thương, bao gồm tai nạn giao thông, ngã, và các môn thể thao va chạm có thể gây trật khớp gối.
Rách sụn chêm
Sụn chêm là hai miếng sụn đệm giữa xương đùi và xương chày. Những miếng sụn này có thể bị rách đột ngột trong các hoạt động thể thao. Chúng cũng có thể bị rách từ từ vì lão hóa.
Khi rách sụn chêm do quá trình lão hóa tự nhiên, nó được gọi là rách sụn chêm thoái hóa.
Khi bị rách sụn chêm đột ngột, bạn có thể nghe thấy hoặc cảm thấy tiếng lắc rắc ở khớp gối. Sau thương tích ban đầu, đau, sưng, và cứng khớp có thể tăng lên trong vài ngày tiếp theo.
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng đệm cho khớp gối và cho phép gân và dây chằng trượt dễ dàng qua khớp.
Những túi này có thể sưng và bị viêm nếu sử dụng quá mức hoặc áp lực lặp đi lặp do quì. Tình trạng này được gọi là viêm bao hoạt dịch.
Hầu hết các trường hợp viêm bao hoạt dịch không nghiêm trọng và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể cần điều trị kháng sinh hoặc chọc hút, một thủ thuật dùng kim để hút bớt dịch thừa.
4. Chấn thương đầu gối chữa như thế nào ?
Những phương pháp chữa trị dưới đây chỉ tương đối với một số loại chấn thương đầu gối, để được chẩn đoán tốt hơn thì bệnh nhân cần phải ra cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời
Xử lý ban đầu
Ngay sau chấn thương, gối đang đau và sưng nề, việc cần làm là bất động gối bằng bột hoặc bằng nẹp. Chườm đá vùng trước gối trong 2-3 ngày đầu. Uống thuốc giảm đau, giảm phù nề và nghỉ ngơi. Gối bất động trong 2-3 tuần. Khi có tràn máu khớp gối, thường máu tự tiêu, không cần thiết chọc hút máu khớp gối, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp.
Điều trị bảo tồn
Đứt dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau cũng như phần lớn rách sụn chêm đều không có khả năng tự liền, do vậy phần lớn các tổn thương đều phải phẫu thuật.
Tuy nhiên, đối với bệnh nhân có tuổi, người ít hoạt động có thể điều trị bảo tồn. Bất động nẹp hoặc bột trong 3 tuần, sau đó tập phục hồi chức năng lấy lại biên độ khớp và tăng cường sức mạnh cho cơ, tránh teo cơ.
Phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật khi tình trạng gối đã hết sưng nền, biên độ khớp gối khả dĩ. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc về nội soi, tất cả các tổn thương từ dây chằng chéo đến sụn chêm đều được tiến hành bằng nội soi, mang lại kết quả rất tốt.
Chỉ định phẫu thuật.
- Tổn thương dây chằng chéo trước độ 2 và độ 3;
- Tổn thương dây chằng chéo sau làm khớp gối mất vững;
- Tổn thương sụn chêm, trên lâm sàng có đau hoặc kẹt khớp;
- Tổn thương sụn khớp đến xương dưới sụn, tạo dị vật khớp, có đau, kẹt khớp.
Phương pháp phẫu thuật:
Phẫu thuật nội soi với vài đường rạch da nhỏ (<1cm). Các dây chằng sẽ được tái tạo lại. Sụn chêm tùy vị trí tổn thương có thể khâu bảo tồn hoặc cắt tạo hình phần rách. Sụn khớp bong gãy được lấy bỏ, phần khuyến sụn được kích thích tạo chảy máu, thúc đẩy lớp xơ sụn phát triển lấp đầy vùng khuyết sụn.
Tập luyện
Điều trị tổn thương dây chằng chéo khớp gối dù có phẫu thuật hay không phẫu thuật thi tập luyện đều đóng vai trò rất quan trọng, giúp bệnh nhân sớm trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường. Các bài tập phục hồi chức năng nhằm mục đích tăng sức mạnh cho cơ đùi, duy trì biên độ khớp gối.
Nếu bệnh nhân có phẫu thuật, phục hồi chức năng chú trọng đầu tiên là việc lấy lại biên độ của khớp và sau đó là tập cơ đùi và cơ quanh khớp. Các bài tập tiếp theo sẽ tăng dần theo thời gian liền gân và ổn định của mảnh ghép .
Như vậy, medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về chấn thương đầu gối, hy vọng bài đọc sẽ giúp cho bạn đọc nhiều trong việc chữa trị chấn thương đầu gối
Tìm hiểu từ nguồn : wikipedia
Bên cạnh đó, Medplus cũng giới thiệu đến bạn đọc:
- NGỦ NGÁY CÓ PHẢI LÀ NGUY HIỂM KHÔNG?
- BỆNH TĂNG ĐỘNG Ở TRẺ LÀ GÌ ?
- RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
- 11 DẤU HIỆU CẢNH BÁO BỆNH MÙ MẮT