Bạn đọc hãy cùng Medplus tìm hiểu về dày sừng nang lông là như thế nào bạn nhé!
1. Dày sừng nang lông là gì ?
Dày sừng nang lông là một căn bệnh gây biến đổi cấu trúc của tế bào da khiến lớp da bị dày lên, sần sùi và nổi rõ lỗ chân lông. Loại bệnh này thường xảy ra ở cánh tay, chân, trên mặt và mông. Những vết sần sùi nổi lên trên da chỉ tạo cảm giác chai sạn cho da, không gây đau nhức hay mẩn ngứa.
Lớp da bên ngoài bị dày lên do Keratin mang cấu trúc protein cứng tạo thành. Dày sừng nang lông thường phát bệnh ở đối tượng là nữ và nguyên nhân chủ yếu gây nên là do di truyền.
Đây là căn bệnh không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người nhưng lại gây tác động xấu cho ngoại hình khiến bệnh nhân khó khăn trong tiếp xúc thân mật với người khác và luôn cảm thấy rụt rè trước đám đông.
Vậy nên cần phát hiện bệnh sớm để tìm hiểu kinh nghiệm chữa dày sừng nang lông phù hợp, giúp người bệnh thoát khỏi sự tự ti, mặc cảm về ngoại hình.
2. Nguyên nhân dày sừng nang lông?
Dày sừng nang lông là kết quả của sự tích tụ keratin. Keratin là một loại protein cứng, bảo vệ da khỏi các chất có hại và tác nhân gây nhiễm trùng. Các keratin tạo thành một nút tế bào chết ngăn chặn sự mở của nang lông. Ở người bị dày sừng nang lông, quá nhiều nút hình thành, có thể khiến da sần và thô ráp.
Không ai biết chính xác tại sao keratin bị tích tụ. Nhưng dày sừng nang lông có thể xảy ra liên quan đến các bệnh di truyền. Hoặc cũng có nghiên cứu cho thấy nó với các tình trạng da khác, chẳng hạn như viêm da cơ địa. Da khô có xu hướng làm tình trạng này tệ đi.
3. Triệu chứng dày sừng nang lông là gì ?
Dày sừng nang lông có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường ảnh hưởng đến thanh thiếu niên, trẻ dưới 2 tuổi và ít khi gặp ở những trên cao tuổi. Các dấu hiệu nhận biết dày sừng nang lông bao gồm:
- Xuất hiện những vết nhỏ không gây đau, thường phổ biến ở phần trên cánh tay, đùi, má hoặc mông.
- Da trở nên khô, sần sùi và hơi sưng phồng lên so với vùng da xung quanh.
- Khi thời tiết lạnh, độ ẩm của da giảm xuống da sẽ bị khô khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
- Lỗ chân lông bị tắc nghẽn khiến lớp tế bào chết không thể thoát ra bên ngoài. Điều này làm các nang lông bị chèn ép, người bệnh có thể bị rụng lông hoặc viêm nang lông.
- Ít khi gây ngứa cũng không đau hoặc rát khi chạm chạm vào.
Ngoài ra, một số bệnh nhân dày sừng nang lông mãn tính có thể dẫn đến tình trạng thay đổi sắc tố da. Ở các trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, da người bệnh có thể hơi đỏ, sẫm nâu và có thể dễ dàng phân biệt với các vùng da khỏe mạnh xung quanh.
4. Dày sừng nang lông có chữa trị được không?
Không có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh lý này. Một số phương pháp điều trị sau đây có thể giúp ổn định và cải thiện bệnh. Điều trị bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp trong đó giữ ẩm cho da là rất quan trọng
- Giữ ẩm bằng cách thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm, làm mềm da, tránh tắm lâu bằng nước nóng, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh.Lựa chọn ưu tiên loại dưỡng ẩm chứa ure. Nên dùng kem dưỡng ẩm ít nhất 2 lần mỗi ngày, bao gồm 1 lần ngay sau khi tắm xong vài phút.
- Đối với trẻ lớn hơn và người trưởng thành, kem tẩy da chết loại nhẹ có thể được sử dụng, chứa các thành phần: axit lactic, axit alpha-hydroxy, axit salicylic.
- Thuốc bôi tại chỗ có thành phần acit salicylic, vitamin A acid tuỳ từng trường hợp cụ thể. Bệnh nhân nên tới khám bác sĩ da liễu để được kê đơn thuốc bôi phù hợp, một số loại thuốc bôi chứa vitamin A acid có thể gây kích ứng da ở trẻ nhỏ.
Ngoài những phương pháp trên người bị mắc phải dày sừng nang lông cũng nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt và thực đơn của mình cho lành mạnh đầy đủ các chất cần thiết bổ sung cho da
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về dày sừng nang lông, hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ được nhiều cho bạn trong cuộc sống giúp bạn nâng cao chất lượng và hạnh phúc gia đình hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng giới thiệu đến với bạn đọc:
- BỊ BONG GÂN CỔ TAY PHẢI LÀM SAO ?
- UNG THƯ PHÚC MẠC CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
- NGỦ NGÁY CÓ PHẢI LÀ NGUY HIỂM KHÔNG?
- PTSD LÀ GÌ? LIỆU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Tìm hiểu từ nguồn: wikipedia