Cùng với Medplus tìm hiểu về bệnh Trĩ nội là như thế nào? Nguyên nhân và các triệu chứng bạn đọc nhé!
1. Trĩ nội là gì ?
Bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra. Giai đoạn đầu, búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, nằm phía dưới đường lược, sau khi bệnh phát triển thì khối thịt thừa này sẽ to dần ra và có hiện tượng bị sa ra ngoài.
Phụ thuộc vào vị trí của búi trĩ xuất hiện ở phía trên hay dưới đường lược của ống hậu môn, bệnh trĩ phân thành 2 loại chính là: Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Với trĩ nội, các đặc điểm để nhận biết là vị trí mọc búi trĩ nằm ở trong ống hậu môn, không gây đau do không có thần kinh cảm giác, ban đầu thường chưa nhìn thấy búi trĩ mà chỉ thấy các dấu hiệu như chảy máu khi đi cầu, đau rát hoặc chảy dịch và cảm giác nặng ở hậu môn, sau đó mới thấy có sa búi trĩ.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ, bệnh trĩ nội được phân thành 4 độ:
- Bệnh trĩ nội độ 1
- Bệnh trĩ nội độ 2
- Bệnh trĩ nội độ 3
- Bệnh trĩ nội độ 4 là khi búi trĩ đã sa thường trực bên ngoài hậu môn, đẩy cũng không co lên, lúc này biến chứng xuất hiện nhiều như viêm nhiễm, hoại tử,…búi trĩ.
2. Nguyên nhân trĩ nội là gì ?
Bệnh trĩ nội có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nguyên nhân có thể do di truyền, các bệnh tiêu hoá hoặc ngồi quá nhiều.
Năm 1965, hai nhà khoa học Jackson và Robertson đã có một nghiên cứu về sự phát sinh của điểm trĩ. Trong đó, nguyên nhân chính là do các hốc tuyến hậu môn trực tràng tác động và làm tổn thương tĩnh mạch hoặc thành tĩnh mạch. Dẫn tới việc nhiễm khuẩn, sự tăng sinh mạch máu hậu môn cũng là một giả thuyết nhưng lại có nhiều ý kiến trái chiều về điều này.
Vấn đề tiêu hoá hoặc các vấn đề thay đổi trong cơ thể cũng là một trong những tác nhân ảnh hưởng nhiều tới tình trạng của người bệnh. Một số bệnh lý phổ biến như:
- Rối loạn tiêu hoá: Táo bón, phân lỏng, lỵ mót rặn nhiều những vấn đề này khiến hậu môn – trực tràng bị chèn ép, tăng áp lực gây ra trĩ nội.
- Giai đoạn sinh lý ảnh hưởng: Kinh nguyệt, mang thai, sau khi sinh hoặc thay đổi nội tiết tố.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì cơ hậu môn và các tĩnh mạch bị suy yếu và tổn thương. Vì vậy mà đa số người bệnh đều có độ tuổi trung niên (35 tuổi) trở lên.
- Phụ nữ mang thai: Vào tháng cuối thai kỳ, tử cung co giãn và nở rộng khiến phần tĩnh mạch ở khu vực đào thải bị tăng áp lực, xuất hiện xu hướng giãn tĩnh mạch và hình thành búi trĩ.
- Quan hệ bằng đường hậu môn: Rất nhiều cặp đôi dị tính và đồng tính thích quan hệ bằng đường hậu môn do chúng đem lại cảm giác kích thích nhiều hơn. Hoạt động tình dục làm tăng ma sát lên niêm mạc ống hậu môn, lâu ngày làm giãn tĩnh mạch, phình đại, viêm nhiễm và ứ huyết.
Ngoài ra, một số yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống, việc sử dụng kháng sinh không phù hợp hoặc hoạt động thể thao không hợp lý…
3. Triệu chứng trĩ nội là gì ?
Ở mỗi cấp độ nặng nhẹ của bệnh, dấu hiệu bệnh trĩ nội có thể bao gồm:
- Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 1 là đi vệ sinh ra máu, mặc dù không có cảm giác đau rát nhưng máu dính ở phân hay ở giấy vệ sinh, về sau nặng hơn máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia kèm theo búi trĩ bị sa ra. Bên cạnh đó, do dịch nhầy chảy ra khiến hậu môn ẩm ướt bệnh nhân cảm thấy khó chịu.
- Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 2 là búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Ở mức độ này, khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào được chưa cần có sự can thiệp nào
- Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 3 là các biểu mô búi trĩ dày và to hơn, có màu đỏ sẫm và bề mặt thô như các búi trĩ ngoại. Lúc này, búi trĩ đã sa ra ngoài làm cơ thắt hậu môn bị nhão, không chỉ sa ra ngoài lúc đại tiện mà cả ngay khi ho hoặc vận động mạnh, và không thể tự thụt trở lại nếu người bệnh không dùng tay nhét búi trĩ vào.
4. Chữa trị trĩ nội như thế nào?
Phương pháp chữa bệnh bằng tây y
Sau đây là một số cách chữa trị bệnh trĩ nội an toàn hiệu quả nhất hiện nay bạn có thể tham khảo để sớm ngày đẩy lùi căn bệnh quái ác này nhé:
Thắt búi trĩ bằng dây thun
Đây là phương pháp được áp dụng cho những ai đang bị bệnh trĩ nội nhẹ hay còn gọi là độ 1.
Chích xơ
Phương pháp này áp dụng cho trĩ nội độ 1 và độ 2, ta sẽ dùng 1-2ml natri sulfate hoặc Phenol 5%…được tiêm vào búi trĩ đó.
Phương pháp chữa bệnh trĩ dân gian
Hiện nay có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản mà bạn có thể tham khảo:
- Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
- Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ
- Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu
- Chữa bệnh trĩ bằng quả sung
Chữa bệnh nặng hiệu quả
Bên trên là một số cách áp dụng cho người bệnh đang nhẹ hoặc ở cấp độ 1 hoặc cấp độ 2. Nếu bạn đang mắc ở cấp độ 3-4 thì có thể tham khảo một số cách sau đây:
- Cắt trĩ bằng Laser
- Phương pháp Ferguson
- Phương pháp Longo
- Phương pháp pph
Có rất nhiều cách để chữa trị bệnh trĩ từ đơn giản đến nâng cao, bác sĩ sẽ tùy theo sức khỏe của bạn mà lựa chọn phương pháp phù hợp.
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Trĩ nội là gì ?, hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ được nhiều cho bạn trong cuộc sống giúp bạn nâng cao chất lượng và hạnh phúc gia đình hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng giới thiệu đến với bạn đọc:
- DÀY SỪNG NANG LÔNG LÀ GÌ ?
- UNG THƯ PHÚC MẠC CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
- NGỦ NGÁY CÓ PHẢI LÀ NGUY HIỂM KHÔNG?
- PTSD LÀ GÌ? LIỆU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Tìm hiểu từ nguồn: wikipedia