Tìm hiểu bài viết bên dưới đây cùng với Medplus để tìm hiểu kĩ hơn về Mãn kinh là gì bạn đọc nhé!
1. Mãn kinh là gì ?
Mãn kinh là giai đoạn quá độ từ tuổi trung niên sang tuổi già.
Về mặt sinh lý, đó là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên giữa thời kỳ có thể sinh sản đến thời kỳ ngừng sinh sản và bước sang giai đoạn thứ hai của cuộc đời.
Đây là cả một quá trình biến đổi rất dài, từ suy giảm chức năng rụng trứng, buồng trứng ngừng sản sinh tế bào trứng, lượng hormon thay đổi, kinh nguyệt từ rối loạn đến ngừng hẳn, teo cơ quan sinh dục,… Thường thì thời kỳ này bắt đầu từ tuổi 40, thậm chí có thể kéo dài từ 10-20 năm.
2. Nguyên nhân mãn kinh là gì ?
Mãn kinh là quá trình tự nhiên của cơ thể, xảy ra khi buồng trứng lão hóa và sản xuất ít hormone sinh dục. Cụ thể các nồng độ thấp của các hormone góp phần tạo ra tình trạng mãn kinh bao gồm :
- Estrogen
- Progesterone
- Testosterone
- Hormone kích thích nang trứng
- Hormone luteinizing
Khi cơ thể lão hóa, một trong những thay đổi đáng chú ý nhất là mất nang noãn hoạt động. Các nang noãn này là cấu trúc sản xuất, giải phóng trứng từ thành buồng trứng, hình thành kinh nguyệt và khả năng thụ thai.
Trong một số trường hợp, mãn kinh có thể được gây ra bởi một số chấn thương hoặc phẫu thuật loại bỏ buồng trứng và các cấu trúc xương chậu liên quan. Cụ thể, các nguyên nhân có thể gây ra quá trình mãn kinh bao gồm:
- Cắt bỏ buồng trứng, 1 hoặc cả 2 bên
- Phẫu thuật hoặc sử dụng hormone làm giảm chức năng buồng trứng
- Phẫu thuật, xạ trị ở những ohuj nữ có khối u dương tính với thụ thể estrogen
- Bức xạ vùng chậu
- Chấn thương vùng chậu hoặc tổn thương vùng chậu nghiêm trọng, gây tổn thương hoặc phá vỡ buồng trứng
3. Triệu chứng của mãn kinh là gì ?
Các triệu chứng mãn kinh xảy ra khác nhau tùy cơ địa mỗi người, có thể là một số triệu chứng nhẹ thoáng qua, hoặc mắc phải hàng loạt biến đổi tâm sinh lý, bao gồm:
- Tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu gắt.
- Cảm giác nóng bừng mặt.
- Rối loạn giấc ngủ và đổ mồ hôi trộm ban đêm.
- Hành kinh bất thường. Chu kỳ kinh nguyệt có thể dừng đột ngột, hoặc dần dần nhẹ đi hay nặng dần rồi ngưng. Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định có thể là những dấu hiệu khởi đầu thời kỳ mãn kinh.
- Giảm khả năng sinh sản.
- Thay đổi bề ngoài: Tóc khô, rụng, dễ gãy. Da khô, nhám, nhăn nheo do mất dần lớp mỡ dưới da. Tuyến vú trở nên mềm nhão, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, giọng nói bị ồ, lông chi mọc nhiều hơn. Có thể mọc ít lông ở cằm, môi trên, ngực và bụng.
- Thay đổi về tính khí: tăng nhạy cảm hoặc dễ bị mất cân bằng trước những biến cố xúc cảm. Các yếu tố thúc đẩy khác gồm: stress, mất ngủ và các biến cố khác trong cuộc đời ở giai đoạn này như người chồng bệnh hoặc mất, các con trưởng thành rời khỏi gia đình, hoặc nghỉ việc, về hưu,…
- Các biến đổi của âm đạo: Âm hộ, âm đạo bị teo dần làm người phụ nữ sợ giao hợp vì đau đớn.
- Ở tuổi mãn kinh thường dễ mắc chứng loãng xương, xương dễ gãy.
4. Điều trị rối loạn mãn kinh là gì ?
Các triệu chứng nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cần được điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp hormone để cải thiện các triệu chứng ở phụ nữ dưới 60 tuổi hoặc sử dụng liên tục trong vòng 10 năm kể từ giai đoạn mãn kinh.
Các loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị các triệu cụ thể như: rụng tóc, mất ngủ hoặc khô âm đạo. Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm:
- Thuốc bôi minoxidil 5% cải thiện tình trạng rụng tóc.
- Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) thường được chỉ định để chống trầm cảm, giảm lo lắng và chế tình trạng bốc hỏa.
- Chất giữ ẩm để bôi trơn âm đạo như nonhormonal.
- Chất bôi trơn âm đạo dừa trên estrogen liều thấp dạng kem, thuốc mỡ hoặc viên nang chèn âm đạo.
- Thuốc chứa hoạt chất ospemifene cho các trường hợp khô âm đạo hoặc đau khi quan hệ tình dục.
- Kháng sinh cho các trường hợp nhiễm trùng hoặc phòng ngừa nhiễm trùng.
- Denosumab, teriparatide, raloxifene hoặc calcitonin trong điều trị loãng xương sau kỳ kinh nguyệt
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Mãn kinh là gì , hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ được nhiều cho bạn trong cuộc sống giúp bạn nâng cao chất lượng và hạnh phúc gia đình hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng giới thiệu đến với bạn đọc:
- UNG THƯ PHÚC MẠC CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
- TIỀN MÃN KINH LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
- TRĨ NGOẠI: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
- PTSD LÀ GÌ? LIỆU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Tìm hiểu từ nguồn: wikipedia