Áp dụng và thực hiện các cách trị viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không là một trong những phương pháp trị bệnh dân gian được sử dụng rộng rãi. Vì lá trầu không có thể chữa bệnh, lành tính và hầu như không có tác dụng phụ.
Bài viết này Medplus sẽ cung cấp cho bạn một số cách trị viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không an toàn mà bạn có thể tự áp dụng tại nhà.
1. Viêm nhiễm phụ khoa là gì?
Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng vùng phụ khoa bị viêm hoặc nhiễm trùng. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến âm đạo, bộ phận bên ngoài của bộ phận sinh dục ở nữ. Viêm nhiễm phụ khoa có thể gây ngứa, đau, tiết dịch và có mùi hôi.
1.1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Nhiễm trùng nấm men (candida) xảy ra khi nấm candida phát triển vượt mức kiểm soát trong âm đạo. Nó là một loại nấm sống hầu như ở khắp mọi nơi, kể cả trong cơ thể bạn. Những lý do có thể tạo điều kiện cho nấm candida phát triển bao gồm:
- Sử dụng thuốc kháng sinh
- Đang trong giai đoạn thai kỳ
- Bệnh tiểu đường, đặc biệt nếu nó không được kiểm soát tốt
- Thuốc corticosteroid
Nhiễm trùng roi trichomonas là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Nó được gây ra bởi một ký sinh trùng và có khả năng gây viêm nhiễm vùng kín.
Viêm do vi khuẩn (BV): là bệnh nhiễm trùng vùng kín phổ biến nhất ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Nó xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại thường được tìm thấy trong âm đạo của phụ nữ. Nhiều thứ có thể thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn, bao gồm:
- Uống thuốc kháng sinh
- Thụt rửa bên trong
- Quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn
Sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể gây kích ứng đến vùng kín và gây ra viêm nhiễm. Ví dụ như khi bạn đang mang thai hoặc cho con bú hoặc khi bạn đã trải qua thời kỳ mãn kinh.
Dị ứng hoặc nhạy cảm với một số sản phẩm vùng kín mà bạn sử dụng. Ví dụ như thuốc xịt vùng kín, thụt rửa, chất diệt tinh trùng, xà phòng, chất tẩy rửa hoặc chất làm mềm vải. Chúng có thể gây bỏng, ngứa và tiết dịch.
1.2. Triệu chứng của bệnh viêm vùng kín
- Tiết dịch âm đạo mỏng màu trắng hoặc xám, có thể có mùi, chẳng hạn như mùi tanh nồng, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.
- Âm đạo bị ngứa và đỏ.
- Ngứa, rát và đau vùng kín
- Bị nóng rát khi đi tiểu
2. Những cách trị viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không
2.1. Công dụng của lá trầu không
Lá trầu không có tình nóng, ấm, vì vậy có thể được dùng để điều trị chứng cảm lạnh do thời tiết gây ra. Tính kháng khuẩn của trầu cũng giúp người bị bệnh mau chóng hồi phục thể trạng.
Chất flavonoid có trong trầu không có hoạt tính kháng khuẩn và có khả năng giúp tình trạng viêm nhiễm hoặc ngứa vùng kín hiệu quả. Ngoài ra, lá trầu không còn có thể được sử dụng để chữa viêm cổ tử cung hoặc viêm đường tiết niệu hiệu quả.
Trong lá trầu không có chứa thành phần là phenol có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm tốt, thường được sử dụng để trị ho, cảm cúm, nổi mẩn ngứa,…
Hoạt chất polyphenol có trong lá trầu có tác dụng chống viêm hiệu quả, nên thường được dùng để chữa đau họng, viêm họng.
Các hoạt chất chống oxy hóa gốc phenol trong lá trầu không có tác dụng chữa lành vết thương hiệu quả, được dùng để cầm máu, chữa lành các vết thương hở. Ngoài ra, trầu không còn được dùng để trị các vết bầm, trầy da hoặc sưng viêm da.
2.2. Các cách trị viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không
Các thành phần của lá trầu không giúp chúng phát huy khả năng trong việc ức chế hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn và nấm gây hại, hỗ trợ điều trị viêm âm đạo hiệu quả. Không những thế, loại lá này còn trị ngứa, khử mùi hôi và làm khô thoáng vùng kín, rất thích hợp dùng để vệ sinh và ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm.
Cách trị viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không là một cách chữa bệnh phụ khoa hiệu quả và an toàn cũng như tiết kiệm chi phí, đã được lưu truyền qua nhiều năm. Sau đây là một số cách trị viêm phụ khoa bằng lá trầu không đơn giản mà bạn có thể thử áp dụng.
2.2.2. Dùng nước lá trầu không xông vùng kín
Cách thực hiện
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch các tạp chất
- Vò nát rồi đun cùng 2 lít nước với lửa nhỏ cho đến khi sôi thì bỏ thêm một chút muối
- Dùng nước lá trầu không đã nguội bớt (còn khoảng 70 độ) xông hơi vùng bị viêm ngứa cho đến khi nước không còn bốc hơi
- Nước sau khi đã nguội có thể sử dụng để rửa lại vùng kín
Liệu pháp xông hơi vùng kín bằng lá trầu có thể giúp làm sạch, khử mùi, ngăn ngừa nấm và chống viêm. Bạn có thể áp dụng cách trị viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không thông qua liệu pháp này 2 – 3 lần/tuần, tình trạng viêm sẽ giảm đi trông thấy.
2.2.1. Dùng nước lá trầu vệ sinh vùng kín
Bạn có thể chọn cách trị viêm nhiễm phụ khoa bằng vệ sinh vùng kín chỉ với lá trầu không hoặc kết hợp với lá trà xanh.
- Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một nắm lá trầu không và trà xanh (nếu có), rửa sạch để loại bỏ tất cả các tạp chất. Tinh chất có trong lá trà xanh cũng có tác dụng chống viêm hiệu quả
- Đem vò nát và đun sôi cùng 2 lít nước. Với trà xanh, bạn nên hãm qua nước sôi 1 lần rồi đổ bỏ lượt nước đầu, sau đó đun cùng với lá trầu không
- Nước lá trầu sau khi đã được để nguội, dùng khăn thấm nước để vệ sinh vùng kín
Bạn có thể áp dụng cách trị viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không thông qua phương pháp này 2 – 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả cao.
2.3. Các lưu ý khi áp dụng cách trị viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không
Thực hiện các cách trị viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không mang lại hiệu quả cao, cách thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và không tốn kém. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Lá trầu không chỉ có tác dụng giảm ngứa và các triệu chứng của viêm vùng kín dạng nhẹ và ngứa vùng kín thông thường cũng như chưa xuất hiện tổn thương, vùng kín chưa xuất hiện khí hư bất thường và chưa có mùi hôi khó chịu.
- Chỉ sử dụng nước lá trầu không để rửa bên ngoài vùng kín, không ngâm hoặc thụt rửa sâu vào trong âm đạo vì có thể đưa vi khuẩn vào sâu trong vùng kín gây lây lan viêm nhiễm khiến viêm nhiễm nặng hơn.
- Tính sát khuẩn có trong lá trầu không có thể gây ra tình trạng khô vùng kín, mất cân bằng môi trường pH tự nhiên của vùng kín nếu dùng không đúng cách trong thời gian dài.
- Lá trầu không có tác dụng hỗ trợ điều trị những triệu chứng tại chỗ chứ không điều trị được triệt để viêm âm đạo từ nguyên nhân gây bệnh.
3. Phòng tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp, bạn nên thay đổi một số thói quen sau:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách kết hợp với nước rửa vệ sinh phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số loại sau: nước rửa vệ sinh Abena với độ pH 3-4 phù hợp với môi trường tự nhiên của âm đạo, không hương liệu, không chứa paraben, an toàn tuyệt đối cho vùng kín; DDVS phụ nữ Dạ Hương chiết xuất từ trầu không giúp kháng khuẩn; DDVS Saforelle chiết xuất từ cây ngưu bàng,…
- Nạp vitamin và probiotic có lợi cho kháng thể và tăng cường lợi khuẩn
- Không mặc đồ lót quá chật hoặc không thấm hút gây bí bách cho vùng kín
- Thay đồ lót mỗi ngày và thường xuyên trong những ngày có kỳ kinh nguyệt
- Giữ vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng
Tóm lại, cách trị viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không là phương pháp trị viêm nhiễm phụ khoa tại nhà được áp dụng rộng rãi. Hiệu quả của phương pháp này sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người.
Tuy nhiên, nếu bạn đã áp dụng cách trị viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trầu không tại nhà nhưng các triệu chứng không thuyên giảm hoặc có xu hướng trầm trọng hơn trước, bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và có những liệu pháp điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Nguồn tham khảo: Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không: Cách thực hiện và lưu ý cần nắm