Cùng Medplus tìm hiểu về bệnh cơ tim là gì? nguyên nhân và triệu chứng như thế nào bạn đọc nhé!

1. Bệnh cơ tim là gì ?
Bệnh cơ tim là nhóm các bệnh về cơ tim rất quan trọng và không đồng nhất, chiếm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao.
Nhóm các bệnh về cơ tim có liên quan đến rối loạn chức năng cơ học và chức năng điện học hoặc kết hợp cả hai, thường xuất hiện phì đại hay giãn tâm thất không phù hợp. Bệnh cơ tim ảnh hưởng có thể giới hạn chủ yếu ở tim (bệnh cơ tim nguyên phát) hay hình thành một phần rối loạn toàn thân tổng quát (bệnh cơ tim thứ phát).
Bệnh cơ tim là bệnh mô tả sự bất thường tình trạng của cơ tim, là loại bệnh tim tiến triển làm cho tim giãn nở, dày lên hoặc cứng lại.
Có ba loại bệnh cơ tim thường gặp nhất là bệnh cơ tim giãn nở, bệnh cơ tim phì đại và bệnh cơ tim hạn chế.
Bệnh cơ tim giãn nở: là dạng bệnh cơ tim phổ biến nhất, thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh cơ tim giãn nở xảy ra khi tâm thất trái, buồng tim chính chịu trách nhiệm bơm máu đi nuôi cơ thể, bị giãn to, làm cho tim không thể bơm máu hiệu quả.
- Bệnh cơ tim giãn thường là hậu quả của một số bệnh như: bệnh tăng huyết áp lâu dài, bệnh mạch vành tim, hóa trị liệu, nghiện ma túy hoặc nghiện rượu. Trong một số trường hợp có thể không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh cơ tim phì đại: là sự dày lên bất thường của thành cơ tim, xảy ra chủ yếu ở thành tâm thất trái. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, và thường liên quan đến yếu tố gia đình, do có chứa gen đột biến gây cơ tim phì đại. Những người bệnh mắc cơ tim phì đại khi chụp X – quang sẽ thể hiện tim to, do đó thường được gọi là bóng tim to.
Bệnh cơ tim hạn chế: là tình trạng buồng tâm thất không có đủ khả năng giãn ra để được đổ đầy máu làm giảm chức năng tâm trương. Đây là loại bệnh cơ tim ít gặp, thường do bệnh xơ hóa nội mạc cơ tim gây ra.
2. Nguyên nhân bệnh cơ tim là gì ?

Nguyên nhân chính xác gây bệnh cơ tim cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng một số số yếu tố nguy cơ dưới đây có thể là nguyên nhân phát triển bệnh:
- Di truyền
- Tăng huyết áp kéo dài
- Tổn thương cơ tim sau nhồi máu cơ tim
- Mắc các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, bệnh van tim…
- Mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, cường giáp hoặc béo phì
- Biến chứng trong thai kỳ
- Thiếu hụt một số loại vitamin, khoáng chất thiết yếu chẳng hạn như vitamin B1
- Sử dụng thuốc hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư
- Nghiện rượu
- Sử dụng ma túy
- Mắc bệnh gây tổn thương cơ tim như hemochromatosis (sự tích tụ quá nhiều sắt trong cơ thể), sarcoidosis (sự phát triển của các ổ viêm bất thường tại nhiều cơ quan trong cơ thể), hoặc amyloidosis (sự tích tụ bất thường của một loại protein có tên là Amyloid).
3. Triệu chứng bệnh cơ tim là gì?
Trong giai đoạn đầu, những người bị bệnh cơ tim có thể không có dấu hiệu và triệu chứng gì. Nhưng khi tình trạng tiến triển, dấu hiệu và triệu chứng thường xuất hiện.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cơ tim có thể bao gồm:
- Khó thở khi gắng sức hoặc thậm chí khi nghỉ ngơi;
- Sưng chân, mắt cá chân và bàn chân;
- Chướng bụng do ứ dịch;
- Ho khi nằm;
- Mệt mỏi;
- Nhịp tim bất thường, cảm thấy nhanh, đập mạnh hoặc rung;
- Đau ngực;
- Chóng mặt, đầu óc quay cuồng và ngất xỉu;
- Đánh trống ngực;
- Nhiều cơn ngất xỉu;
- Huyết áp cao;
- Bất kể loại bệnh cơ tim nào bạn mắc phải, dấu hiệu và triệu chứng có xu hướng trở nên xấu hơn trừ khi được điều trị. Ở một số người, tình trạng xấu hơn xảy ra nhanh chóng, trong khi ở những người khác, bệnh cơ tim có thể không xấu đi trong một thời gian dài.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
4. Điều trị bệnh cơ tim như thế nào ?
Điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương của tim do bệnh cơ tim và các triệu chứng.
Một số người có thể không cần điều trị cho đến khi các triệu chứng xuất hiện. Những người khác bắt đầu gặp khó thở hoặc đau ngực đòi hỏi phải thực hiện một số điều chỉnh lối sống hoặc dùng thuốc.
Bạn không thể đảo ngược hoặc chữa khỏi bệnh cơ tim, nhưng bạn có thể kiểm soát nó bằng một số các lựa chọn sau:
- Thay đổi lối sống lành mạnh cho tim;
- Thuốc men bao gồm thuốc dùng để điều trị cao huyết áp, ngừa giữ nước, giữ nhịp tim bình thường, ngừa huyết khối, giảm viêm;
- Các thiết bị phẫu thuật cấy ghép như máy điều hòa nhịp tim và máy khử rung tim;
- Phẫu thuật ghép tim được coi là phương sách cuối cùng.
Mục tiêu của việc điều trị là giúp tim của bạn trở nên hiệu quả nhất có thể và để ngăn ngừa thêm tổn thương và mất chức năng.

Tìm hiểu từ nguồn: Wikipedia
Như vậy, Medplus đã cung cấp đến bạn đọc đầy đủ thông tin về Bệnh cơ tim là gì, hy vọng bài biết sẽ hỗ trợ được cho bạn đọc nhiều trong cuộc sốnng
Bên cạnh đó Medplus cũng cung cấp đến bạn đọc một số thông tin liên quan :