Thuốc Avalo là gì ?
Thuốc Avalo là thuốc OTC giúp phòng tránh thai, sử dụng được cho phụ nữ đang cho con bú.
Tên biệt dược
Tên đăng ký là Avalo.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén.
Quy cách đóng gói
Thuốc được đóng gói theo: Hộp 1 vỉ x 28 viên.
Phân loại
Thuốc Avalo là loại thuốc OTC – thuốc không kê đơn.
Số đăng ký
Số đăng ký là QLĐB-407-13.
Thời hạn sử dụng
Thời hạn sử dụng của thuốc là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ phần Sinh học Dược phẩm Ba Đình
Địa chỉ: KCN Quế Võ, xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Thành phần của thuốc Avalo
- Levonorgestrel 0,03 mg
- Tá dược vừa đủ bao gồm: Lactose, Avicel, Magnesi stearat, Povidon K30, Sodium starch glycolat, vừa đủ 1 viên.
Công dụng của thuốc Avalo trong việc điều trị bệnh
Thuốc Avalo giúp phòng tránh thai, sử dụng được cho phụ nữ đang cho con bú.
Hướng dẫn sử dụng thuốc
Cách sử dụng:
Dùng thuốc theo đường uống.
Đối tượng sử dụng:
Bệnh nhân cần điều trị và nên tìm hiểu thông tin trước khi sử dụng thuốc Avalo.
Liều lượng
- Uống bắt đầu từ ngày đầu của chu kì kinh nguyệt. Lấy viên theo chỉ dẫn bằng mũi tên trên vỉ, uống 1 viên mỗi ngày vào cùng 1 giờ, uống không ngắt quãng trong suốt thời gian muốn tránh thai. Thuốc nên được uống liên tục kể cả khi có chảy máu hay không. Nếu có, một biện pháp ngừa thai phụ nên được áp dụng cho đến khi uống hết 14 viên thuốc đầu tiên.
- Nếu lỡ quên uống 1 viên thì cần uống ngay viên đó khi nhớ ra, nếu muộn trên 3 giờ nên sử dụng 1 biện pháp tránh thai phụ trong 14 ngày tiếp theo và vẫn uống tiếp tục như thường lệ.
- Nếu bị ói mửa hoặc tiêu chảy thì tác dụng tránh thai bị ảnh hưởng và cũng nên áp dụng 1 biện pháp tránh thai phụ cho đến hết 14 ngày sau khi ngừng ói mửa hoặc tiêu chảy.
- Trên vỉ có đánh số từ 1 – 28. Khi dùng, lần lượt từ 1 đến 28. Viên số 1 ngay sau khi sạch kinh. Khi quên uống, xác định được đã quên bao nhiêu viên.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Avalo
Chống chỉ định:
- Mang thai hoặc nghi ngờ mang thai.
- Chảy máu âm đạo bất thường không chân đoán được nguyên nhân.
- Viêm tắc tĩnh mạch hoặc bệnh huyết khối tắc mạch thể hoạt động. Bệnh gan cấp tính, u gan lành hoặc ác tính.
- Carcinom vú hoặc có tiền sử bệnh đó.
- Vàng da hoặc ngứa dai dẳng trong lần có thai trước.
Tác dụng phụ của thuốc Avalo
– Kinh nguyệt không đều thường gặp ở người dùng thuốc tránh thai Progestogen duy nhất và thường là lý do để người dùng thay đổi phương pháp.
– Thường gặp, ADR > 1/100
- Thần kinh: Nhức đầu, trầm cảm, hoa mắt chóng mặt.
- Nội tiết: Phù, đau vú.
- Tiêu hóa: Buồn nôn.
- Tiết niệu – sinh dục: Ra máu (chảy máu thường xuyên hay kéo dài, và ra máu ít), vô kinh.
– Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Toàn thân: Thay đổi cân nặng.
- Thần kinh: Giảm dục tính.
- Nội tiết: Rậm lông, ra mồ hôi, hói.
Xử lý khi quá liều
Chưa có thông báo nào cho thấy dùng quá liều thuốc tránh thai Avalo uống gây tác dụng xấu nghiêm trọng. Do đó nói chung không cần thiết phải điều trị khi dùng quá liều. Tuy vậy, nếu quá liều được phát hiện sớm trong vòng 1 giờ và với liều lớn tới mức mà thấy nên xử trí thì có thể rửa dạ dày, hoặc dùng một liều Ipecacuanha thích hợp. Không có thuốc giải độc đặc hiệu và điều trị là theo triệu chứng.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Avalo đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Avalo
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc Avalo đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Avalo
Điều kiện bảo quản
Thuốc nên được bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C và tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Avalo
Nơi bán thuốc
Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc Avalo.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học
Levonorgestrel là một chất Progestogen tổng hợp dẫn xuất từ Nortestosteron. Thuốc có tác dụng và cách dùng cũng giống như đã mô tả với các Progestogen nói chung, nhưng là thuốc ức chế phóng noãn mạnh hơn Norethisteron.
Với nội mạc tử cung, thuốc làm biến đổi giai đoạn tăng sinh do Estrogen sang giai đoạn chế tiết. Thuốc làm tăng thân nhiệt, tạo nên những thay đổi mô học ở lớp biểu mô âm đạo, làm thư giãn cơ trơn tử cung, kích thích phát triển mô nang tuyến vú và ức chế tuyến yên.
Cũng như các Progestogen khác, Levonorgestrel có nhiều tác dụng chuyển hóa; thuốc có thể làm giảm lượng Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) trong máu. Levonorgestrel thường dùng để tránh thai. Tác dụng tránh thai của Levonorgestrel có thể giải thích như sau: Thuốc làm thay đổi dịch nhầy cổ tử cung, tạo nên một hàng rào ngăn cản sự di chuyển của tỉnh trùng vào tử cung. Quá trình làm tổ của trứng bị ngăn cản do những biến đổi về cấu trúc của nội mạc tử cung. Có bằng chứng gợi ý rằng chức năng của hoàng thể bị giảm cũng đóng góp một phần vào tác dụng tránh thai.
Dùng tránh thai, Levonorgestrel được sử dụng dưới dạng viên tránh thai uống chỉ có Progestogen hoặc phối hợp với Estrogen trong viên tránh thai uống kết hợp. Levonorgestrel cũng được dùng dưới dạng thuốc tránh thai tác dụng dài ngày bằng cách đặt dưới da hoặc đặt vào trong tử cung.
Dược động học
Sau khi uống Levonorgestrel hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn ở đường tiêu hóa và không bị chuyển hóa bước đầu ở gan. Sinh khả dụng của Levonorgestrel hầu như bằng 100%. Trong huyết thanh, Levonorgestrel liên kết với Globulin gắn Hormon sinh dục (SHBG) và với Albumin. Con đường chuyển hóa quan trọng nhất của Levonorgestrel là khử oxy, tiếp sau là liên hợp. Tốc độ thanh thải thuốc có thể khác nhau nhiều lần giữa các cá thể; nửa đời thải trừ của thuốc ở trạng thái ổn định xấp xỉ 36 tăng giảm thêm 13 giờ. Levonorgestrel và các chất chuyển hóa bài tiết qua nước tiểu và phân.
Thận trọng
Thuốc Avalo phải được dùng thận trọng đối với người động kinh, bệnh van tim, bệnh tuần hoàn não, và với người có tăng nguy cơ có thai ngoài tử cung và bệnh đái tháo đường. Levonorgestrel có thể gây ứ dịch, cho nên khi kê đơn Levonorgestrel phải theo dõi cẩn thận ở người hen suyễn, phù thũng.
Tương tác thuốc
Các chất cảm ứng Enzym gan như Barbiturat, Phenytoin, Primidon, Phenobarbiton, Rifampicin, Carbamazepin va Griseofulvin có thể làm giảm tác dụng tránh thai của Levonorgestrel. Đối với phụ nữ đang dùng những thuốc cảm ứng Enzym gan điều trị dài ngày thì phải dùng một biện pháp tránh thai khác. Sử dụng đồng thời các thuốc kháng sinh có thể làm giảm tác dụng của thuốc, do can thiệp vào hệ vi khuẩn đường ruột.
Nồng độ Levonorgestrel trong huyết thanh có thể ức chế phóng noãn là 0,2 microgam/lít. Khi uống, nồng độ đỉnh trong huyết thanh xuất hiện sau 1,1 0,4 giờ. Uống 30 microgam Levonorgestrel có nồng độ đỉnh là 0,9 chênh lệch 0,7 microgam/lít. Các chất gây cảm ứng Enzym ở microsom gan như Rifampicin, Phenytoin có thể làm tăng tốc độ chuyên hóa của hợp chất uống tránh thai có cả Estrogen và Progestogen, do đó nồng độ điều trị trong máu của những hợp chất này bị giảm.
Trường hợp có thai và cho con bú
- Thời kỳ mang thai:
Progestogen dùng với liều cao có thể gây nam tính hóa thai nhi nữ. Tuy có số liều trên súc vật thí nghiệm, nhưng trên người dùng thuốc với liều thấp thì không phát hiện có vấn đề gì. Những nghiên cứu diện rộng cho thấy nguy cơ về khuyết tất bẩm sinh không tăng ở những trẻ em có mẹ đã dùng thuốc uống tránh thai trước khi mang thai.
- Thời kỳ cho con bú:
Thuốc tránh thai Avalo chỉ có Progestogen dùng trong thời kỳ cho con bú không gây nguy hại gì cho trẻ em. Nếu bắt đầu dùng 6 tuần sau khi đẻ thì thuốc không làm giảm tiết sữa.