Cùng Medplus tìm hiểu các nguyên nhân và triệu chứng về bệnh suy tim sung huyết nhé!
1. Suy tim sung huyết là gì ?
Suy tim sung huyết hay còn gọi là suy tim mạn, suy tim ứ huyết, suy tim là bệnh lý mạn tính xảy ra khi tim hoạt động không còn hiệu quả, co bóp không đủ lượng máu đến các cơ quan và mô trong cơ thể.
Theo vị trí thì suy tim sung huyết được chia thành suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ:
- Suy tim trái là tình trạng tâm thất trái hoạt động kém hiệu quả khiến máu ứ lại tâm thất trái và máu từ phổi đổ về tâm nhĩ trái khó khăn hơn gây ứ máu tại phổi.
- Suy tim phải là tình trạng tâm thất phải hoạt động kém hiệu quả dẫn đến giảm bơm máu lên phổi, gây ứ máu tại tâm thất phải và cản trở máu trở về tim phải.
- Suy tim toàn bộ là tình trạng suy yếu chức năng ở cả tim phải và tim trái.
2. Nguyên nhân suy tim sung huyết là gì ?
Nguyên nhân gây bệnh
- Tăng huyết áp
- Bệnh lý van tim như: Hẹp hở van hai lá, hẹp hở van ba lá, hẹp hở van động mạch chủ, hẹp van động mạch phổi
- Bệnh cơ tim như nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim…
- Bệnh lý tim bẩm sinh
- Một số rối loạn nhịp tim: Cơn nhịp nhanh thất, nhịp nhanh bất thường, block nhĩ thất hoàn toàn…
- Bệnh lý toàn thân như: Bệnh tuyến giáp, thiếu máu, bệnh về phổi.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh
- Tuổi cao
- Bệnh lý động mạch vành
- Béo phì
- Bệnh đái tháo đường
- Hút thuốc lá
- Sử dụng nhiều thuốc có cồn.
3. Triệu chứng suy tim sung huyết là gì ?
Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà bệnh nhận sẽ có những biểu hiện khác nhau:
- Khó thở ban đầu khó thở ít, vận động nhiều mới khó thở, ở giai đoạn muộn người bệnh thấy khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Ho khan, hoặc thở khò khè. Ho có thể kéo dài do ứ huyết ở phổi, có thể ho ra máu.
- Phù: ứ trệ dịch ở các bộ phận của cơ thể dẫn tới phù chi dưới với biểu hiện rõ nhất là sưng mắt cá chân, bàn chân.
- Mệt mỏi: Do nhu cầu oxy cung cấp cho cơ thể không đảm bảo, cơ thể tập chung máu cho những cơ quan quan trọng, nên cơ thể có cảm giác mệt mỏi.
Trong suy tim trái có thể xuất hiện phù phổi cấp với các triệu chứng như: Bệnh nhân khó thở nhiều phải ngồi dậy để thở, co kéo cơ hô hấp, vã mồ hôi, chân tay lạnh, nhịp tim nhanh, nghe phổi có nhiều rale ẩm. Là một bệnh cấp cứu nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
4. Chữa trị suy tim sung huyết như thế nào?
Điều trị nội khoa
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị suy tim sung huyết bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu nhằm giảm ứ đọng dịch trong cơ thể, làm giảm tiền gánh. Thường dùng một trong ba loại thuốc lợi tiểu bao gồm furosemid, hypothiazid, aldactone.
- Thuốc trợ tim nhóm digitalis giúp tăng sức co bóp của cơ tim, giảm nhịp tim, làm giảm dẫn truyền các xung động của cơ tim và làm tăng tính kích thích của cơ tim
- Thuốc giãn mạch: Làm giảm trương lực tĩnh mạch hay tiểu động mạch qua đó làm giảm tiền gánh hay hậu gánh
- Thuốc chống đông máu: Do suy tim gây tình trạng ứ máu nên rất dễ hình thành cục máu đông.
- Ngoài ra cần điều trị nguyên nhân gây bệnh: Như bệnh cường giáp, phẫu thuật trong bệnh lý tim bẩm sinh….
Thay đổi lối sống
- Tăng cường nghỉ ngơi, không làm những việc phải gắng sức, có thể tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, yoga, thiền…
- Kiểm soát tốt cân nặng, duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế muối và các thức ăn nhiều dầu mỡ
- Bỏ thuốc lá, hạn chế thức uống có cồn.
Đây là biện pháp được áp dụng đầu tiên cho điều trị suy tim sung huyết ở mọi mức độ. Bạn có thể thực hiện lối sống khoa học bằng cách tập luyện thể dục thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày với các bài tập thể dục cho người suy tim. Kết hợp với chế độ ăn tăng cường chất xơ, hạn chế muối và các thức ăn có nhiều dầu mỡ; kiểm soát tốt cân nặng; tránh căng thẳng, làm việc quá sức.
Tìm hiểu từ nguồn : Wikipedia
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Suy tim sung huyết, hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho bạn trong cuộc sống góp phần nâng cao hạnh phúc gia đình
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp thêm một số thông tin liên quan: