Cùng Medplus tìm hiểu về rối loạn tâm trạng là như thế nào bạn đọc nhé!
1. Rối loạn tâm trạng là gì?
Rối loạn tâm trạng, còn được gọi là rối loạn cảm xúc tâm trạng, là một nhóm các tình trạng trong đó sự rối loạn tâm trạng của con người là đặc điểm cơ bản chính. Việc phân loại này nằm trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM) và Phân loại Quốc tế về Bệnh (ICD).
Rối loạn tâm trạng rơi vào các nhóm cơ bản của tâm trạng tăng cao, chẳng hạn như hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ; tâm trạng chán nản, trong đó nổi tiếng nhất và được nghiên cứu nhiều nhất là rối loạn trầm cảm chính (MDD) (thường được gọi là trầm cảm lâm sàng, trầm cảm đơn cực hoặc trầm cảm chính); và tâm trạng xoay quanh hưng cảm và trầm cảm, được gọi là rối loạn lưỡng cực (BD) (trước đây gọi là trầm cảm hưng cảm).
Có một số loại rối loạn trầm cảm hoặc hội chứng tâm thần có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn như rối loạn dysthymic (tương tự nhưng nhẹ hơn MDD) và rối loạn cyclothymic (tương tự nhưng nhẹ hơn so với BD)
2. Nguyên nhân rối loạn tâm trạng là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tâm trạng, trong đó những nguyên nhân thường gặp nhất chẳng hạn như:
- Sau khi sinh: sau khi sinh người phụ nữ sẽ có những tâm trạng thay đổi thất thường mà không kiểm soát được
- Do sử dụng thuốc: có thể đây là tác dụng phụ sau khi sử dụng hoặc do
- Một số loại thuốc có thể gây ra vấn đề trong khi bạn đang dùng chúng. Các loại thuốc khác có thể khiến tâm trạng thay đổi trong vài tuần sau khi ngừng dùng chúng. Các thuốc có thể gây ra rối loạn này gồm:
- Alcohol và các thuốc gây nghiện
- Các thuốc không kê toa, như nhóm thuốc decongestant
- Thuốc theo toa như thuốc điều trị các vấn đề về tim, huyết áp cao, thuốc chống lo lắng, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau và các loại khác
- Một số loại thuốc có thể gây ra vấn đề trong khi bạn đang dùng chúng. Các loại thuốc khác có thể khiến tâm trạng thay đổi trong vài tuần sau khi ngừng dùng chúng. Các thuốc có thể gây ra rối loạn này gồm:
- Do môi trường sống
- Và nhiều lý do khác nữa
3. Dấu hiệu rối loạn tâm trạng là gì?
Những dấu hiệu của rối loạn tâm trạng có thể là:
Các triệu chứng trầm cảm
- Cảm thấy buồn và không còn hứng thú với những sở thích trước đây
- Gặp khó khăn khi ngủ, thức giấc rất sớm hoặc ngủ quá nhiều
- Thay đổi vị giác và cân nặng (có thể tăng hoặc giảm cân)
- Thiếu năng lượng
- Không có nhu cầu tình dục
- Cảm giác vô dụng và tội lỗi
- Không thể tập trung và ghi nhớ mọi việc
- Cảm giác mất hy vọng
- Đau đầu hoặc đau khớp
- Thường suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử
Các triệu chứng hưng cảm
- Có ý thức rất cao về giá trị bản thân và cảm giác bản thân cực kỳ hoàn hảo
- Nói rất nhiều và nói nhanh đến nỗi người khác không hiểu kịp
- Khó tập trung
- Rất bồn chồn
- Cảm giác lo lắng và hoảng loạn
- Ít hoặc không ngủ và không cảm thấy mệt mỏi
- Rất cáu kỉnh và dễ đánh nhau với người khác
- Cực kỳ năng động và hành động liều lĩnh
4. Chữa trị rối loạn tâm trạng như thế nào?
Rối loạn tâm trạng có thể được điều trị bằng liệu pháp nhóm hoặc cá nhân hoặc những loại thuốc đặc trị dành cho tâm lý. Trị liệu trong nhóm gồm những người có cùng tình trạng sẽ rất hiệu quả. Trong một số trường hợp, thuốc trị trầm cảm hoặc lo âu có thể giúp bạn ngừng lạm dụng chất gây nghiện.
Phương pháp điều trị khác
- Học cách thư giãn. Thư giãn sẽ giúp người bệnh bình tâm và có thể kiểm soát suy nghĩ, hành động. Các phương pháp giúp bạn thư giãn hiệu quả nhất là yoga và thiền.
- Một số người cũng sử dụng sản phẩm thảo dược và chế độ ăn uống giúp kiểm soát cơn thèm thuốc hoặc các triệu chứng cai nghiện. Tuy nhiên, bạn lưu ý chưa có nhiều bằng chứng về độ an toàn của các sản phẩm thảo dược. Do đó, trước khi bạn áp dụng bất kỳ phương pháp nào, hãy nói chuyện với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
- Tâm sự với những người thân thiết hoặc bác sĩ chuyên môn để có thể chữa bệnh hiệu quả
- Hoặc cũng có thể thực hiện một chế độ sống lành mạnh bằng cách thay đổi giờ giấc sinh hoạt phù hợp chẳng hạn như ngủ đúng giờ và dậy sớm bên cạnh đó cũng có thể thực hiên một chế độ ăn uống bổ dưỡng dành riêng cho cơ thể
- Tập thể dục thể thao điều đặn
Tìm hiểu từ nguồn: Wikipedia
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Rối loạn tâm trạng, hy vọng bài đọc sẽ giúp ích nhiều cho bạn
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp thêm những thông tin liên quan: