Cùng Medplus tìm hiểu về các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chàm khô bạn đọc nhé!
1. Bệnh chàm khô là gì?
Chàm khô hay còn được gọi là bệnh eczema là một dạng của bệnh chàm xuất hiện phổ biến hiện nay. Đây là tình trạng viêm da dị ứng do da thiếu độ ẩm, cấu trúc da bị sừng hóa và các tế bào mất đi sự liên kết. Người bệnh bị chàm khô thường xuất hiện tình trạng bong tróc, nứt nẻ thậm chí là chảy máu ở các vùng da tay, da chân.
Mặc dù bệnh chàm khô chủ yếu gây triệu chứng ngoài da, không lây nhiễm và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng nếu để lâu không được điều trị kịp thời bệnh dễ tái phát và thường gây ra tình trạng mãn tính gây ngứa ngáy dữ dội và để lại thâm sẹo vĩnh viễn.
Ngoài ra, tổn thương do chàm khô gây nên trên bề mặt da cũng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
2. Nguyên nhân bệnh chàm khô là gì?
Bản chất của bệnh chàm khô là căn bệnh ngoài da mãn tính, vì vậy nó sẽ tái phát liên tục nếu người bệnh không tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào cho thấy nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh chàm khô là gì. Tuy nhiên,qua một số nghiên cứu sinh thiết da và dịch tễ thì các chuyên gia đã nhận thấy rằng bệnh chàm khô khởi phát do một số yếu tố chính sau đây:
Các yếu tố bên trong cơ thể
- Do di truyền: Di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm khô. Nếu trong gia đình có người thân như: ông, bà, bố, mẹ mắc bệnh chàm khô thì con cái cũng có tỷ lệ mắc bệnh này lên tới 55%.
- Do cơ địa: Nếu người bệnh có hệ miễn dịch, sức đề kháng kém hay cơ địa bị dị ứng với các dị nguyên như: lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn… khi cơ thể tiếp xúc với chúng cũng có thể dẫn tới bệnh chàm khô khởi phát. Đặc biệt là nếu người bệnh tiếp xúc trong thời gian dài với những tác nhân này có thể gây nên biến chứng nguy hiểm.
- Rối loạn chuyển hóa: Sinh thiết da ở các trường hợp mắc bệnh chàm khô cho thấy, hầu hết các trường hợp rối loạn chuyển hóa sẽ dẫn đến tình trạng tăng tế bào sừng. Từ đó làm da bị bong tróc, sần sùi và gây ngứa rát. Ngoài ra, hiện tượng này còn dẫn đến thiếu hụt màng bảo vệ lipid khiến da dễ mất nước, giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Thói quen sinh hoạt: Những người có thói quen ăn nhiều đồ cay nóng, lạm rụng rượu bia thường xuyên sẽ có tỉ lệ mắc bệnh chàm khô cao hơn thông thường.
3. Triệu chứng bệnh chàm khô
Thông thường bệnh chàm khô thường biểu hiện các triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Chính vì điều này nên nhiều bệnh nhân thường chủ quan nghĩ rằng mình bị ngứa thông thường dẫn đến việc chậm trễ trong quá trình điều trị.
Bệnh chàm khô có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em nên bạn cần phải nắm chắc các triệu chứng thường gặp của bệnh. Đi từ mức độ nhẹ đến nặng, bệnh chàm khô trải qua 3 giai đoạn phát triển đặc trưng như sau:
Giai đoạn cấp tính
Khi này da mặt, da môi, da chân, da tay người bệnh xuất hiện xuất hiện các nốt hồng ban, hơi ửng đỏ và ngứa ngáy nhẹ. Ngoài ra, có những người bệnh sẽ xuất hiện một số mụn nước nhỏ liti có kích thước khoảng 1-2mm mọc san sát nhau thành từng cụm. Khi va chạm hay cào gãi có thể làm các mụn nước này bị vỡ và chảy dịch gây tổn thương sưng phù và tạo mủ. Nếu không được xử lý sạch sẽ và đúng cách, da rất dễ bị bội nhiễm.
Giai đoạn bán cấp
Đặc trưng của giai đoạn này là bề mặt da bắt đầu khô lại, đóng vảy sau khi mụn nước vỡ ra gây ngứa rát và có cảm giác rất khó chịu. Khoảng 1 – 2 ngày vảy sẽ khô và bong ra để lại một lớp da non mỏng có màu hồng. Tuy nhiên, sau đó vùng da này sẽ có xu hướng sẫm màu hơn so với vùng da bình thường xung quanh.
Giai đoạn khô da
Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh chàm khô. Khi tình trạng bệnh kéo dài và tái phát nhiều lần sẽ khiến khu vực da bị tổn thương chồng chéo nên da ngày càng sậm màu hơn. Lúc này người bệnh sẽ cảm giác da thiếu nước rất khô ráp, bề mặt da nổi rõ các vết hằn và một số trường hợp còn có tình trạng chảy máu.
Ngoài ra, nếu mụn nước tiếp tục mọc sau khi bong tróc sẽ dễ gây ra tình trạng bội nhiễm kèm theo các hiện tượng như: sưng nóng, đau nhức và sốt cao… rất khó điều trị.
Dù là chàm khô ở tay, chàm khô ở mặt hay chàm khô ở trẻ em thì bệnh vẫn có những triệu chứng và ngày càng phức tạp hơn theo từng giai đoạn. Vì vậy, người bệnh cần nắm được những dấu hiệu cơ bản trên của bệnh chàm khô để có cách xử trí kịp thời.
4. Điều trị bệnh chàm khô
Về cơ bản bệnh chàm khô không phải là căn bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bệnh chàm khô có xu hướng kéo dài dai dẳng mãn tính sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh chàm ở chân tay nghiêm trọng cũng có thể gây nhiễm trùng, viêm nhiễm trên da.
Do đó, người bệnh mắc bệnh chàm khô cần sớm có phương pháp chữa trị phù hợp để kiểm soát bệnh tốt nhất, cũng như phòng tránh tái phát trong thời gian dài. Một số phương pháp đẩy lùi chàm khô phổ biến nhất hiện nay bạn có thể tham khảo như:
- Dùng thuốc tây y
- Dùng thuốc đông y
- Sinh hoạt một chế độ lành mạnh sạch sẽ
Tìm hiểu từ nguồn:Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về các bệnh chàm khô hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :