Cùng Medplus tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh nhiễm nấm candida ở miệng qua bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Bệnh nhiễm nấm candida ở miệng là gì?
Nhiễm nấm Candida là một bệnh viêm nhiễm do nấm men gây ra, phần lớn là Candida albicans. Các chủng nấm men này được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi trong môi trường sống.
Thông thường, nấm men Candida được kiểm soát bởi lợi khuẩn và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khi các vi sinh vật đường ruột có ích chịu tác động bởi kháng sinh hoặc yếu tố môi trường, khả năng kiểm soát trên sẽ yếu đi, tạo điều kiện cho nấm men Candida phát triển và gây bệnh.
Nhiễm nấm men Candida có thể xảy ra ở nhiều bộ phận khác nhau, ví dụ như:
- Miệng hoặc cổ họng (tưa miệng)
- Âm đạo (viêm âm đạo do nấm)
- Da
2. Nguyên nhân nhiễm nấm candida ở miệng là gì?
Thực tế, nấm men Candida luôn tồn tại sẵn trong cơ thể người. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển của nhiễm nấm candida ở miệngngoài tầm kiểm soát. Chúng có thể bao gồm:
- Dùng kháng sinh không đúng với chỉ định của bác sĩ (quá liều, tự ý uống thuốc…)
- Tác dụng phụ của thuốc corticosteroid và một số thuốc điều trị ung thư gây suy giảm hệ miễn dịch
- Ảnh hưởng của những bệnh như ung thư, AIDS, đái tháo đường…
- Sử dụng răng giả không đúng cách trong thời gian dài
- Lạm dụng thuốc tránh thai
Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm candida ở miệng là:
- Béo phì
- Mang thai
- Thời tiết nắng nóng
- Vệ sinh kém
- Mặc quần áo quá chật
3. Triệu chứng nhiễm nấm candida ở miệng
Tùy thuộc vào vùng bị nhiễm nấm và mức độ nhiễm mà sẽ có các triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp là:
- Khi nhiễm nấm candida ở da:da xuất hiện những đốm màu đỏ hoặc màu trắng, những đốm này thường ngứa, rát, đôi khi có thể sưng lên.
- Khi nhiễm nấm candida phụ khoa: khi phụ nữ bị nhiễm nấm candida âm đạo sẽ có triệu chứng ngứa, tấy đỏ, nóng rát vùng âm đạo đặc biệt là khi tiểu tiện. Khi quan hệ tình dục sẽ rất đau và khó chịu. Dịch tiết từ âm đạo thường trắng đục và vón cục.
Nam giới cũng có thể bị nhiễm nấm candida khu vực sinh dục, các triệu chứng thường gặp là đau, ngứa, cảm giác châm chích ở đầu dương vật.
- Khi nhiễm nấm candida ở miệng, lưỡi thường được gọi là bệnh tưa miệng. Triệu chứng là xuất hiện các mảng trắng như sữa đông bên trong miệng, đặc biệt là trên lưỡi, vòm miệng và xung quanh môi. Nếu cố cạo sạch lớp màu trắng này sẽ thấy lớp niêm mạc bị viêm, đỏ, có thể chảy máu nhẹ.Nướu răng cũng có thể bị lở loét, những mảng đỏ và trắng xuất hiện xung quanh nướu.
- Khi nhiễm nấm candida ở thực quản sẽ làm cho việc nuốt khó khăn và đau đơn, có thể gây đau ngực khu vực phía sau xương ức.
- Khi nhiễm nấm candida toàn thân: khi nấm candida bị lan vào máu, có thể gây sốt, ớn lạnh, sốc và suy đa tạng.
Người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám khi:
- Các triệu chứng bệnh xuất hiện trong một tuần nhưng không tự khỏi hoặc các triệu chứng bệnh nặng hơn từng ngày.
- Những thương tổn màu trắng xuất hiện trên lưỡi, má trong, vòm miệng. Những tưa miệng dẫn đến các vết loét gây viêm, đau, khó khăn trong ăn uống. Xuất hiện các vết nứt, sưng đỏ ở góc miệng.
- Khi cạo hoặc vô tình chạm phải các vết thương trên da có hiện tượng chảy máu.
- Vùng kín bị ngứa, rát, dịch ra bị vón cục, màu trắng và có mùi hôi.
4. Điều trị nhiễm nấm candida ở miệng
Tùy vào vùng bị nhiễm nấm, bác sĩ sẽ đưa ra các biện phafp khác nhau vì thế đối với nhiễm nấm candida ở miệng thì:
Bác sĩ thường cho bạn sử dụng các thuốc bôi chống nấm để điều trị bệnh lý này, bao gồm nystatin và clotrimazole. Ở trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng dung dịch thuốc nystatin dạng ngậm và uống, hay viêm ngậm clotrimazole hòa tan trong miệng. Trường hợp nặng hơn, các loại thuốc chống nấm như fluconazole có thể được chỉ định uống 1 lần mỗi ngày.
Tìm hiểu từ nguồn:Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh nhiễm nấm candida ở miệng hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :
- NÃO ÚNG THỦY: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
- 4 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO LÀ GÌ?
- CHẤN ĐỘNG NÃO: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ
- BỆNH ÁP XE NÃO LÀ GÌ? ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO