Với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội như hiện nay, bảo hiểm dần dần trở thành một loại hình dịch vụ quan trọng và thiết yếu. Bảo hiểm giúp đảm bảo tài chính cho khách hàng, khi không may xảy ra các sự cố tai nạn, sức khỏe, bệnh tật…
Bài viết này Medplus mang đến cho bạn khái niệm bảo hiểm là gì cũng như những kiến thức bảo hiểm cần thiết. Cùng theo dõi bạn nhé.
1. Bảo hiểm là gì?
Bảo hiểm là một loại hoạt động mà tại đó những người tham gia có quyền được hưởng các khoản trợ cấp bảo hiểm. Thông qua việc đóng góp một khoản cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro ngoài ý muốn, bảo hiểm sẽ hỗ trợ chi trả một phần nào đó. Khoản trợ cấp này sẽ do một tổ chức cụ thể có trách nhiệm thực hiện việc đền bù về thiệt hạn cho người tham gia bảo hiểm theo chế độ cụ thể.
Hiện này tồn tại 2 loại hình bảo hiểm, cụ thể như sau:
- Bảo hiểm bắt buộc: Là bảo hiểm bắt buộc của nhà nước Việt Nam bao gồm quy định, mức phí, số tiền tối thiểu cần thực hiện bởi các cá nhân hay tổ chức tham gia.
- Bảo hiểm tự nguyện: Là cá nhân và tổ chức có quyền chọn lựa công ty hay các sản phẩm của công ty bảo hiểm đó, kèm theo là mức phí và quyền lợi.
Ngoài ra, hiện nay còn có nhiều phân loại bảo hiểm khác như loại hình nhà nước, loại hình thương mại; phân loại theo đối tượng có con người, tài sản,…
Xem thêm: Có những loại hình thức bảo hiểm nào?
2. Ý nghĩa và vai trò của bảo hiểm
2.1. Ý nghĩa của bảo hiểm
Bảo hiểm mang lại rất nhiều ý nghĩa tuyệt vời cho người tham gia, cụ thể như sau:
- Tham gia bảo hiểm là bảo vệ tài chính cho gia đình bởi trong cuộc sống luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó tránh như ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, tai nạn,…
- Đây là một cách để tiết kiệm hiệu quả, giúp chuẩn bị cho tương lai, bảo vệ lại vừa tích lũy nguồn vốn.
- Là sự chuẩn bị tài chính tốt và hiệu quả nhất để tận hưởng cuộc sống về già của mình, không phụ thuộc vào bất kỳ ai.
2.2. Vai trò của bảo hiểm
Bảo hiểm có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống, nó giống như chiếc “phao cứu sinh” khi bạn đang bơi trong khó khăn của cuộc sống. Theo đó, cụ thể những vai trò của bảo hiểm như sau:
- Bảo hiểm giúp giảm rủi ro, giảm tổn thất, giảm thiểu thiệt hại nhất có thể cho những người tham gia bảo hiểm.
- Bảo hiểm là công cụ giúp ổn định chi phí, giúp người mua tiết kiệm tiền và an tâm hơn về mặt tinh thần.
- Bảo hiểm còn là một nguồn đầu tư phát triển nền kinh tế và tạo thêm nhiều cơ hội công ăn việc làm. Nó không chỉ giúp bảo vệ cho bản thân mà chính bạn cũng đang đóng một phần vào quỹ dự trữ tài chính tại các công ty bảo hiểm, thông qua đó bù đắp cho những người mất mát và không may mắn khác nữa chứ không chỉ riêng bạn.
3. 12 thuật ngữ thường dùng trong bảo hiểm
Một số thuật ngữ dùng trong bảo hiểm mà bạn cần nắm bắt được thông tin cụ thể và chi tiết như sau:
3.1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan này có chức năng thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và có trách nhiệm trong việc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội theo các quy định được ban hành của pháp luật.
3.2. Quỹ bảo hiểm y tế
Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính có được từ nguồn bảo hiểm y tế đã được đóng cùng nhiều nguồn thu hợp pháp khác nhau. Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để chi trả cho chi phí khám, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; chi trả cho chi phí quản lý bộ máy tổ chức và những chi phí khác.
3.3. Quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách của nhà nước. Nó được tạo ra từ đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và cả sự hỗ trợ của Nhà nước.
3.4. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ lúc người lao động bắt đầu đến khi ngừng đóng. Trong trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội liên tục thì thời gian sẽ được tính là tổng thời gian đã đóng.
3.5. Doanh nghiệp bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, hoạt động và tổ chức theo quy định ban hành của bộ luật kinh doanh bảo hiểm.
3.6. Đại lý bảo hiểm
Các cá nhân hay tổ chức được các công ty/doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền nhằm thực hiện các hoạt động theo quy định dành cho các đại lý của Luật kinh doanh bảo hiểm cùng những quy định khác.
3.7. Bên mua bảo hiểm
Bên mua bảo hiểm có thể là cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng bảo hiểm với các doanh nghiệp/công ty bảo hiểm và phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. Phía mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm.
3.8. Người được bảo hiểm
Người được bảo hiểm là khá niệm chỉ các cá nhân hoặc tổ chức nào đó có quyền công dân, trách nhiệm dân sự được hợp đồng bảo hiểm đã ký kết bảo vệ theo quy định và chế độ. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng hợp đồng bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra.
3.9. Người thụ hưởng
Người thụ hưởng là người hoặc tổ chức được chỉ định để nhận tiền bảo hiểm, thừa hưởng sự bảo đảm, đền bù theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết trước đó.
3.10. Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm là văn bản thể hiện cho sự thỏa thuận giữa bên mua và doanh nghiệp/công ty bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm sẽ nhắc tới trách nhiệm và nghĩa vụ đền bù, bảo vệ của bên bán và bên mua cũng phải thực hiện theo hợp đồng trong việc đóng góp chi phí theo đúng thỏa thuận.
3.11. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản tiền phải đóng theo thời gian và phương thực được thỏa thuận mà bên mua phải đóng cho phía doanh nghiệp hỗ trợ bảo hiểm.
3.12. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là số tiền được doanh nghiệp/công ty bảo hiểm chấp thuận và ghi chi tiết trên hợp đồng bảo hiểm, thông qua đó rõ ràng về quyền lợi được hưởng theo quy định.
4. Các nguyên tắc trong bảo hiểm
Các nguyên tắc trong bảo hiểm mà bạn cần nắm bắt cụ thể như sau:
4.1. Trung thực tuyệt đối
Tất cả các bên phải trung thực, từ doanh nghiệp bảo hiểm đến người được bảo hiểm đều phải trung thực. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có giá trị pháp lý khi xác lập được tiến hành dựa trên cơ sở thông tin trung thực, độ tín nhiệm cao của các bên.
4.2. Quyền lợi có thể được bảo hiểm
Quyền có thể được bảo hiểm được tạo lập cho một cá nhân hoặc 12 tổ chức nếu nhận được lợi ích kinh tế hợp pháp và không bị tổn hại khi đối tượng bảo hiểm chịu ảnh hưởng bất lợi của rủi ro không lường trước được.
Quyền lợi có được bảo hiểm hình thành dựa vào căn cứ: quyền chiếm hữu, quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản; quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng; quyền về nhân thân, quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng.
4.3. Nguyên tắc bồi thường
Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm có thể nhận được trong mọi trường hợp sẽ khoogn được lớn hơn thiệt hại của họ khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Điều này nhằm ngăn ngừa việc trục lợi từ hợp đồng bảo hiểm.
4.4. Nguyên tắc thế quyền
Nguyên tắc này được sử dụng khi có bên thứ ba cần chịu trách nhiệm cho những thiệt hại của đối tượng. Theo đó, các công ty và doanh nghiệp bảo hiểm sau khi hoàn tất bồi thường cho người được bảo hiểm, sẽ được phép thế quyền để đòi bên thứ ba bồi thường theo giới hạn đặt ra.
Nguyên tắc áp dụng cho các loại hình bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự.
4.5. Nguyên tắc đóng góp bồi thường
Trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào nhiều bảo hiểm, khi có sự kiện bảo hiểm diễn ra, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng đóng góp bồi thường, nhưng không lớn hơn giá trị thiệt hại dù đối tượng có ký kết nhiều hợp đồng bảo hiểm cùng một lúc.
4.6. Nguyên tắc “Nguyên nhân gần”
Nguyên tắc này hiểu đơn giản là bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm chi trả khi kết quả và tổn thất của bạn được hình thành bởi một chuỗi sự kiện có liên quan đến nhau, thuộc phạm vi rủi ro cho phép của hợp đồng. Và không có sự can thiệp hay tác động của bất kì một nguồn nguyên nhân độc lập nào khác.
“Nguyên nhân gần” được xem là nguyên nhân mang yếu tố quyết định và trực tiếp với kết quả đã xảy ra, không kể là nguyên nhân đầu tiên hay sau cùng.
5. Các loại bảo hiểm cơ bản hiện nay
Hiện nay có nhiều loại bảo hiểm khác nhau, có thể đến đến các loại bảo hiểm phổ biến nhất hiện nay như sau:
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm thương mại
- Bảo hiểm thai sản
- …
Xem bài viết chi tiết: Có bao nhiêu loại bảo hiểm cơ bản hiện nay?
Medplus vừa tổng hợp những kiến thức bảo hiểm bạn cần biết rồi. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi và cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé.
Nguồn tài liệu tham khảo: Luật kinh doanh Bảo hiểm