Hãy cùng tìm hiểu bệnh hiểm nghèo là gì, danh mục bệnh hiểm nghèo của Bộ Y tế và những hỗ trợ dành cho người mắc bệnh hiểm nghèo qua nội dung dưới đây nhé.
Bạn chắc hẳn không hề lạ lẫm với cụm từ “bệnh hiểm nghèo”, hay những câu chuyện đầy xót xa về những người mắc bệnh nan y, kinh tế gia đình eo hẹp/sa sút, không có hy vọng gì. Thật may mắn cho những ai không nằm trong hoàn cảnh như vậy. Vậy thực chất bệnh hiểm nghèo là gì? Bao gồm những căn bệnh nào?
Việc nhận thức đúng về nhóm bệnh này là cần thiết cho tất cả mọi người, vì sự khỏe mạnh của bản thân và cộng đồng. Mời bạn cùng MedPlus tìm hiểu về vấn đề này!
Bệnh hiểm nghèo là gì?
Sự thật là hiện tại chưa có một định nghĩa chính thức về bệnh hiểm nghèo. Theo nhiều văn bản pháp luật của nhà nước thì bệnh hiểm nghèo được hiểu “là bệnh nguy hiểm đến tính mạng” (Nghị định 76/2003/NĐ-CP) và “khó có phương thức chữa trị” (Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP).
Như vậy, có thể nói 2 đặc điểm cơ bản để xác định bệnh hiểm nghèo là:
1. Nguy hiểm đến tính mạng
Sự nguy hiểm có thể gây ra bởi:
- Những tác động nghiêm trọng lên cơ thể ở thời điểm hiện tại
- Diễn tiến qua giai đoạn sau nhanh chóng
- Hoặc bệnh diễn tiến từ từ nhưng lại khó điều trị và có nguy cơ cao gây ra suy yếu, tật nguyền hoặc tử vong.
2. Phương pháp điều trị thuộc mức độ khó
Đòi hỏi kỹ thuật, thuốc, hóa chất, vật tư… cao cấp, liệu trình điều trị đặc biệt, kéo dài, bám sát thực tế, khó đoán định trước. Khả năng điều trị thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, nguyên nhân, tình trạng bệnh, sức khỏe và cơ địa người bệnh…
Một số bệnh hiểm nghèo khá quen thuộc bao gồm: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS, suy tim, suy thận…
Có thể thấy yếu tố quyết định khả năng chữa khỏi bệnh là điều trị đúng và kịp thời. Tuy nhiên, chi phí điều trị tốn kém là một trong những nỗi lo lớn nhất của người mắc bệnh hiểm nghèo và gia đình họ.
Danh mục bệnh hiểm nghèo do Bộ Y tế ban hành
Hiện nay chưa có một danh mục bệnh hiểm nghèo của Bộ Y tế chính thức để áp dụng chung cho mọi trường hợp. Theo yêu cầu của thực tiễn, một số bộ ngành đã tham khảo, tổng hợp thông tin từ Bộ Y tế để đưa ra danh mục phục vụ riêng cho những mục đích cụ thể.
Trong đó, đáp ứng phù hợp nhất với nhu cầu hiểu về bệnh hiểm nghèo của đại đa số người dân là “Danh mục 42 bệnh hiểm nghèo” của Bộ Tài chính, được ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP” của Chính phủ.
(Quy định về quà biếu / tặng từ nước ngoài cho cá nhân người Việt Nam bị bệnh hiểm nghèo thuộc danh mục, bao gồm thuốc, thiết bị y tế trị giá không quá 10 triệu đồng thì được miễn thuế nhập khẩu tối đa 4 lần/năm.)
Danh mục 42 bệnh hiểm nghèo:
Để xác định tình trạng sức khỏe nào đó có phải là bệnh hiểm nghèo hay không, nhằm phục vụ cho mục đích cụ thể (ví dụ để nhận hỗ trợ), bạn cần tìm đến quy định cụ thể của lĩnh vực đó.
Khi có chẩn đoán bệnh, người bệnh sẽ bàng hoàng, lo sợ, thậm chí mất bình tĩnh. Nhưng việc thật sự cần làm là bình tĩnh hiểu rõ tình trạng bệnh, xác định phương hướng điều trị tối ưu và nhanh chóng bắt đầu kế hoạch điều trị.
Cần làm gì để phòng tránh bệnh hiểm nghèo?
- “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Mỗi người cần có kiến thức về chăm sóc sức khỏe cơ bản, có chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi và lối sống lành mạnh. Hãy tránh xa các chất kích thích và thói quen gây hại cho sức khỏe.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa và kịp thời phát hiện bệnh. Điều trị sớm là cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí và nâng cao khả năng chữa khỏi.
- Nếu có bất kỳ bất thường nào về sức khỏe khiến bạn lo ngại, tuyệt đối không nên bỏ qua mà hãy sắp xếp thời gian đến bệnh viện.
- Nếu bạn chưa có bảo hiểm y tế, hãy tham gia ngay. Đây là loại bảo hiểm cơ bản tối thiểu bạn cần có.
- Có thể cân nhắc bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, một lá chắn tăng cường giúp bảo vệ bạn và gia đình trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về bệnh hiểm nghèo, biết cách phòng bị cho bản thân và những người thân yêu.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: