Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Rau ngót là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và rất có lợi cho sức khỏe. Nên lưu ý những gì khi sử dụng? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin nhé!
Giá trị dinh dưỡng
Năng lượng 35 kcal. Protein: 5,3g. Glucid 3,4 g. Celluloza 2,5g.
Lượng protid trong các rau tươi nói chung thấp. Tuy vậy có nhiều loại rau người ta thấy một hàm lượng protid đáng kể như rau ngót với hàm lượng lên đến 5,3/ 100 gram.
Chất dinh dưỡng và vi chất: Canxi 169mg; Sắt 2,7mg; Magiê 123mg; Mangan 2.400mg; Phospho 65 mg; Kali 457mg; Natri 25mg; Kẽm 0,94mg; Đồng 190μg.
Vitamin: Vitamin C 185mg và vitamin A 6.650μg.
Tác dụng đối với sức khỏe
1. Giúp ổn định huyết áp
Chất papaverin có trong rau ngót có tác dụng chống co thắt cơ trơn, giúp giãn mạch nhờ đó giúp hạ huyết áp ở người mắc chứng cao huyết áp. Người bị tai biến mạch máu não do nghẽn mạch, tắc mạch hoặc bị xơ vữa động mạch (mỡ trong máu cao) có thể tận dụng công dụng của loại rau này để trị bệnh.
2. Thanh nhiệt, giải độc
Đông y cho biết, loại rau này có vị ngọt, tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, hạ sốt, lợi tiểu và tăng tiết nước bọt vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần uống 200ml nước ép rau ngót sống uống hàng ngày, hoặc dùng để nấu canh sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc hoặc hạ sốt hiệu quả.
3. Hỗ trợ trị tiểu đường
Thành phần của loại rau này chứa chất insulin có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường. Thực tế khả năng sinh nhiệt của insulin bằng 1/9 của chất béo, do đó người bị bệnh tiểu đường nên ăn rau ngót để hỗ trợ ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.
4. Giúp giảm cân
Nước ép rau ngót được sử dụng như một cách để giảm béo rất tốt, đặc biệt là giảm béo cho vùng bụng. Mỗi ngày chị em chỉ cần uống khoảng 200ml nước ép rau ngót sống sẽ giúp giảm cân rất hiệu quả.
Tác dụng với phụ nữ sau sinh?
Chữa sót nhau thai
Rau ngót có tác dụng gây co bóp tử cung giúp tử cung co đẩy hết dịch trong buồng tử cung và tiêu viêm rất tốt, nên được phụ nữ sau sinh sử dụng để giảm tình trạng sót rau.
Cách làm: Dùng 50g lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát, đổ nước đun sôi để nguội và gạn lấy bát nước khoảng 200ml. Uống 2 – 3 lần/ngày, sử dụng liên tục trong 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trị táo bón
Loại rau này chứa nhiều chất xơ, có tác dụng bổ âm nên được sử dụng là giải pháp phòng tránh bệnh táo bón hiệu quả. Phụ nữ sau khi sinh nên ăn rau ngót để giúp giảm táo bón đồng thời bù lại âm, bổ âm và các chất dịch đã mất khi sinh nở.
Giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm sau sinh
Trong loại rau này có chứa một hàm lượng vitamin C đáng kể, giúp cơ thể tổng hợp và sản xuất collagen, vận chuyển chất béo. Ngoài ra, nó còn giúp điều chỉnh nồng độ cholesterol, hệ miễn dịch giúp sản phụ phòng tránh được nhiều bệnh sau sinh. Bên cạnh đó vitamin C đóng vai trò chữa lành các vết thương và cải thiện chức năng não.
Lưu ý khi sử dụng
-
Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu
Rau ngót có tính hàn rất tốt cho phụ nữ sau sinh nhưng các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Bởi nó có nguy cơ gây sảy thai. Những phụ nữ mang thai khỏe mạnh có thể ăn canh rau ngót nhưng đặc biệt hạn chế và lưu ý trong cách chế biến.
-
Rau ngót gây mất ngủ
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng loại rau này liên tiếp từ 2 tuần – 7 tháng, người bệnh sẽ gặp phải những biểu hiện mất ngủ, ăn uống kém đi. Tuy nhiên những dấu hiệu này hoàn toàn biến mất sau khi bạn ngưng dùng rau ngót.
-
Rau ngót cản trở quá trình hấp thu photpho và canxi
Bên cạnh việc tăng cường cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể thì chính những chất glucocorticoid được tạo ra từ quá trình đó lại là chất gây cản trở hấp thu photpho và canxi trong cơ thể. Nên dùng rau ngót có liều lượng và chế biến đúng cách, không nên lạm dụng quá nhiều
https://suckhoedoisong.vn/sai-lam-can-tranh-khi-an-rau-ngot-n103376.html