Sữa vẫn được xem là thực phẩm bổ dưỡng hàng đầu cho trẻ nhỏ, nhưng nếu trẻ nhỏ uống quá nhiều sữa thì sẽ gặp phải một số tác hại đấy nhé!
Tác hại khi trẻ nhỏ uống quá nhiều sữa
1. Gây chứng táo bón
Sữa không hề chứa chút chất xơ nào. Chưa kể khi uống quá nhiều sữa thì trẻ sẽ thấy no bụng và không ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ khác. Táo bón sẽ ngày càng trở nên nhiệm trọng khi trẻ uống nhiều hơn 500ml sữa mỗi ngày.
2. Gây béo phì
Một vấn đề khác của việc uống quá nhiều sữa là trẻ sẽ nhận được quá nhiều năng lượng so với nhu cầu. Lượng calo thừa này khiến trẻ luôn thấy đầy bụng, giảm ăn các thực phẩm bổ dưỡng này và lâu ngày sẽ gây nên tình trạng béo phì.
Nếu trẻ uống từ 1 lít đến 1,5 lít sữa mỗi ngày thì trẻ sẽ nhận được từ 600 đến 900 calo từ sữa. Nhu cầu năng lượng mỗi ngày của trẻ chỉ là 1300 calo, có nghĩa rằng sữa đã cung cấp gần 2/3 lượng calo cần thiết rồi, và khi cộng thêm calo từ các đồ ăn khác nữa thì trẻ sẽ luôn bị thừa calo. Điều này sẽ có thể gây nên chứng béo phì ở trẻ.
3. Dẫn đến tình trạng thiếu chất sắt
Một vấn đề nữa của những trẻ uống quá nhiều sữa là có nguy cơ bị thiếu chất sắt. Lý do vì trong sữa không hề có chất sắt. Trẻ uống nhiều sữa thì luôn no bụng và giảm ăn các thực phẩm giàu chất sắt khác. Mà thiếu sắt sẽ kéo theo tình trạng thiếu máu.
Làm thế nào để trẻ uống vừa đủ sữa?
- Nếu quyết định cắt giảm lượng sữa hàng ngày của trẻ, bố mẹ hãy giảm bớt một cách từ từ. Thay vì cho trẻ uống 8 cốc sữa đầy mỗi ngày thì giờ là 8 cốc sữa vơi, rồi giảm xuống còn 7 cốc, tiếp đó giảm còn 5 hay 6 cốc sữa mỗi ngày.
- Hãy cho trẻ uống sữa tách béo, không đường để giảm lượng đường lượng đạm.
- Tập cho trẻ ăn các loại đồ ăn khác để trẻ ăn no và không còn thèm uống sữa nữa.
Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng đầu cho trẻ nhỏ vì sữa chứa rất nhiều chất đạm, chất béo, vitamin D, canxi và nhiều dưỡng chất khác. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên bố mẹ hãy cho trẻ uống sữa thường xuyên, trừ trường hợp trẻ bị dị ứng một thành phần nào đó trong sữa. Tuy nhiên, bố mẹ hãy lưu ý bổ sung một lượng sữa phù hợp cho trẻ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn nhé!
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily