Cùng Medplus tìm hiểu về bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là gì bạn đọc nhé!
1. Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?
Tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm do viêm da cơ địa tiến triển nặng. Những tổn thương trên da thường do vi khuẩn tụ cầu vàng, tụ khuẩn liên cầu gây ra. Căn bệnh này sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khoẻ bệnh nhân, việc điều trị cũng khó khăn và phức tạp hơn. Nguyên nhân do vi khuẩn có khả năng kháng hầu hết các loại kháng sinh.
Nếu người bệnh để tình trạng viêm da bội nhiễm kéo dài thì tổn thương sẽ càng nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân cần nâng cao cảnh giác về bệnh. Cần xác định đúng nguyên nhân và phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời, hiệu quả.
Mọi đối tượng đều có thể mắc viêm da cơ địa bội nhiễm. Tuy nhiên, theo thống kê tỷ lệ trẻ em mắc bệnh thường cao hơn rất nhiều so với người lớn. Bởi trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu. Do đó, trẻ rất dễ dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn.
2. Nguyên nhân viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?
Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm phát triển trên nền tảng bệnh nhân bị viêm da cơ địa. Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh chuyển sang thể bội nhiễm, nhưng chủ yếu là hiện tượng bội nhiễm do vi khuẩn, vi nấm xâm nhập tấn công. Cụ thể là vi khuẩn Enterobacter asburiae và khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus.
Một số yếu tố khác cũng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm như:
- Người bệnh gãi, cào xước, chà xát vùng da bị viêm gây nhiễm trùng vết thương.
- Chăm sóc da không đúng cách có thể khiến làn da bị viêm, nhiều bã nhờn, nhiều chất thải, viêm da cơ địa tái đi phát lại.
- Người bệnh lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc điều trị bệnh không đúng cách.
- Khi đang bị viêm da cơ địa người bệnh mắc thêm các bệnh lý do vi khuẩn hay bệnh nhiễm trùng ngoài da khác.
- Da khô, dễ kích ứng.
- Người bệnh sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm, hoá chất hay chất tẩy rửa mạnh.
- Bệnh nhân điều trị viêm da cơ địa sai cách, tuỳ tiện áp dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng, tuỳ tiện sử dụng thuốc Tây.
- Bị lây nhiễm với người bệnh nhiễm trùng da.
3. Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm
Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa bội nhiễm thường dễ nhận biết hơn thông thường. Do các triệu chứng của bệnh ở cấp độ mạnh hơn, rõ rệt hơn. Biểu hiện bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.
Cụ thể, người bệnh dễ dàng nhận biết các triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Vùng da bị tổn thương viêm sần sùi, phù nề, cảm giác nóng, sưng phồng đau rát.
- Tại các vị trí tổn thương xuất hiện dịch mủ.
- Người bệnh cảm giác ngứa ngáy dữ dội, khó chịu, mụn mủ chảy dịch vàng khi gãi.
- Bệnh nhân luôn có cảm giác đau rát âm ỉ tại các vị trí da bị viêm.
- Xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, uể oải, mất ngủ, chán ăn,…
- Tùy vào thể trạng và sức đề kháng của mỗi người có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác.
Nhiều người bệnh quan tâm đến vấn đề viêm da cơ địa bội nhiễm có lây không. Theo đó, bệnh không có tính lây truyền từ người sang người, nhưng có khả năng di truyền. Vì vậy, nếu bố mẹ bị bệnh thì khả năng di truyền sang con là rất cao.
Viêm da bội nhiễm là tình trạng cấp độ bệnh rất nghiêm trọng của viêm da cơ địa. Do vậy, bệnh nhân cần lưu ý đến mức độ nguy hiểm của tình trạng này thông qua các biến chứng dưới đây:
- Nhiễm trùng huyết: Tình trạng viêm nhiễm da có thể thẩm thấu vào mạch máu. Từ đó gây nhiễm trùng huyết, sốc phản vệ, nhiễm độc. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm da nặng còn có thể dẫn tới tử vong.
- Viêm tế bào mô: Các tổn thương tại vùng da viêm có thể ăn sâu vào tế bào biểu mô. Tình trạng viêm tế bào mô ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thể trạng của người bệnh.
- Biến chứng mù lòa: Khi vùng viêm da bội nhiễm xảy ra ở mắt có thể xảy ra biến chứng này.
- Bệnh dị ứng khác: Tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm có khả năng khiến người bệnh tăng nguy cơ mắc bệnh các bệnh dị ứng khác về đường hô hấp. Cụ thể, thường gặp nhất là bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm đường hô hấp,…
4. Điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm
Điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm cần đúng cách, để nhanh chóng khắc phục các triệu chứng, ngăn ngừa rủi ro phát sinh. Có nhiều phương pháp điều trị, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Các bài thuốc dân gian sử dụng dược liệu thiên nhiên có dược tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Tuy nhiên, phương pháp này cần thực hiện trong thời gian dài sẽ cho hiệu quả cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Tắm nước lá bàng non: Chứa các hoạt chất như tanin, phytosterol, flavonoid có khả năng làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Dùng từ 5 – 7 lá bàng non, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng. Sau đó đun lá bàng với 2 lít nước, đun sôi trong khoảng 10 phút. Đổ nước ra chậu, đợi nguội bớt rồi dùng tắm toàn thân hoặc vệ sinh vùng da bệnh. Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày đến khi thuyên giảm bệnh.
- Tắm lá chè xanh: Chứa thành phần chống oxy hóa dồi dào, khi vào cơ thể sẽ giúp giảm viêm, kháng khuẩn, bảo vệ vùng da tổn thương. Bạn lấy một nắm trà xanh tươi, cho vào nồi rồi đun sôi cùng 2 lít nước trong 15 phút. Cho thêm vào nồi một ít muối rồi đổ ra chậu cho nguội bớt. Dùng nước này để tắm và vệ da vùng da bị viêm, thực hiện 2 lần/ngày.
- Lá đinh lăng: Công dụng chính là thanh nhiệt giải độc, giảm viêm sưng, chống dị ứng. Cần chuẩn bị lá đinh lăng và lá huyết dụ theo tỷ lệ 2:1. Rửa sạch nguyên liệu trên, sắc cùng lượng nước vừa đủ, đến khi nước cạn còn ½ thì tắt bếp. Chắt lấy nước cốt, dùng uống khi còn ấm, sử dụng mỗi ngày để đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm , hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :