Dậy thì muộn (hay còn gọi là chậm dậy thì) là tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm như thông thường. Khi trẻ gái trên 13-14 tuổi và trẻ trai trên 15-16 tuổi vẫn chưa xuất hiện các dấu hiệu của tuổi dậy thì thì xem như dậy thì muộn.
Dấu hiệu dậy thì muộn ở bé gái
Giai đoạn dậy thì ở bé gái bắt đầu khi tuyến yên sản xuất hai loại hormone
- Hormone luteinizing (LH).
- Hormone kích thích nang trứng (FSH).
Hormone này khiến buồng trứng phát triển và bắt đầu sản sinh estrogen. Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt ở bé gái bắt đầu ngay sau khi ngực phát triển. Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ xuất hiện khoảng 2 – 3 năm sau đó. Một bé gái 13 tuổi mà ngực chưa phát triển thì được coi là dậy thì trễ.
Phương pháp chẩn đoán dậy thì muộn ở bé gái
Bác sĩ nội khoa sẽ yêu cầu
- Xét nghiệm máu.
- Các xét nghiệm khác để đo mức hormone LH, FSH, estradiol.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy hormone LH và FSH ở mức cao. Điều này nghĩa là buồng trứng không hoạt động bình thường. Trong trường hợp này, phải kích thích tuyến yên sản sinh ra hormone để kích thích buồng trứng hoạt động mạnh hơn.
Nếu nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm không rõ ràng. Trẻ sẽ được tiến hành xét nghiệm karyotype (lập bộ nhiễm sắc thể) để khảo sát xem có bao nhiêu tế bào bị thiếu nhiễm sắc thể X.
Nếu mức hormone LH, FSH và estradiol thấp thì nguyên nhân gây dậy thì muộn có thể là
- Do lượng mỡ cơ thể bị giảm.
- Thiếu hormone LH, FSH vĩnh viễn.
Các xét nghiệm khác sẽ được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ cơ thể trẻ đang thiếu loại hormone tuyến yên, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ não.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp X-quang tay để đo độ tuổi xương.
Dấu hiệu dậy thì muộn ở bé trai
Bé trai thường trải qua giai đoạn dậy thì ở nhiều độ tuổi khác nhau. Số liệu thống kê cho thấy đến 95 % các bé trai dậy thì trong độ tuổi 9-14. Nếu bạn có con trai đã qua tuổi 14 mà vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi về mặt sinh học thì bé đã bị dậy thì muộn.
Dấu hiệu nhận biết quá trình dậy thì đang diễn ra ở con trai là
- Tinh hoàn lớn dần.
- Tiếp theo là sự phát triển của dương vật.
- Sự xuất hiện của lông mu.
Quá trình dậy thì diễn ra khi tuyến yên bắt đầu tiết ra nhiều hơn hai loại hormone là luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) – chất khiến tinh hoàn phát triển và tạo ra hormone nam testosterone. Sự phát triển tăng vọt thường bắt đầu trong vòng 1 năm kể từ lúc trẻ có dấu hiệu dậy thì đầu tiên, thường vào lúc 15 tuổi.
Về thể chất hầu hết các bé trai dậy thì muộn thường thấp hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa. Nguyên do là giai đoạn phát triển nhảy vọt của bé chậm hơn các bạn.
Tuy nhiên, con bạn sẽ phát triển đuổi kịp bạn bè vào năm 18 tuổi. Chiều cao bình thường như người trưởng thành.
Phương pháp chẩn đoán dậy thì muộn ở bé trai
Phương pháp chẩn đoán khá giống với chẩn đoán dậy thì muộn ở các bé gái.
Đôi khi bác sĩ chỉ cần thực hiện các cuộc kiểm tra vật lý là đủ để chuẩn đoán bé có dậy thì muộn hay không. Cũng có trường hợp bác sĩ đề nghị thực hiện một vài xét nghiệm để xác nhận vấn đề họ nghi ngờ không nằm ở tinh hoàn. Xét nghiệm phổ biến nhất là xét nghiệm testosterone, hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) được thực hiện vào buổi sáng sớm. Vì buổi sáng là thời điểm mà lượng testosterone cao hơn bình thường.
Mức testosterone ở người lớn bình thường dao động từ 250–800 ng/dL (nanogram/decilit) nhưng với những bé dậy thì muộn có mức testosterone thấp hơn 40. Ngoài ra, việc chụp X-quang bàn tay và cổ tay xác định tuổi xương còn có thể dự đoán chiều cao khi trưởng thành.
Xem thêm Nguyên nhân dậy thì muộn ở bé gái và bé trai
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD