“Mẹ nên kiêng ăn gì khi bé bị chàm sữa?” là mối quan tâm của rất nhiều mẹ đang nuôi trẻ sơ sinh. Hãy cùng tham khảo vấn đề này qua bài viết sau nhé!
Bé bị chàm sữa mẹ không nên ăn gì?
Nếu mẹ tiêu thụ các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao, sữa mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng và gây ra những phản ứng dị ứng ở con. Dưới đây là những thực phẩm mẹ nên kiêng ăn nếu bé bị chàm sữa:
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất tanh
Những loại thực phẩm như cá, tôm, cua… thường có khả năng gây dị ứng cao. Nếu mẹ ăn vào những thực phẩm này, các phân tử protein có kích thước nhỏ dễ đi vào sữa mẹ và truyền vào cơ thể của bé, từ đó gây ra dị ứng đối với những bé bị chàm sữa. Lúc này, mẹ nên kiêng ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất tanh để hỗ trợ cải thiện tình trạng của bé.
Thực phẩm quá giàu chất béo
Trong trường hợp mẹ ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ và cholesterol như thịt mỡ heo, thịt mỡ gà, các món chiên rán… thì khi bé bị chàm sữa bú sữa mẹ, các nốt ban mới sẽ sản sinh thêm nhiều, các nốt ban cũ cũng gây ngứa nhiều hơn, từ đó thời gian khỏi bệnh sẽ kéo dài hơn.
Ngoài ra, nội tạng động vật cũng là những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol nên dễ làm tăng nguy cơ mỡ máu, gây ra các bệnh tim mạch ở mẹ. Các loại nội tạng động vật không rõ nguồn gốc có thể gây ra các phản ứng miễn dịch của cơ thể, phóng thích histamin gây ra dị ứng ở bé sơ sinh Do vậy, khi bé bị chàm sữa, mẹ nên chú ý không nên ăn các món từ nội tạng động vật.
Sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò
Sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò như phô mai, sữa chua, sữa bò tươi… là nguồn thực phẩm dễ gây ra chàm sữa ở bé sơ sinh. Sữa bò có chứa hơn 30 chất có khả năng gây dị ứng cao. Do vậy khi bé sơ sinh uống sữa bò hoặc mẹ uống sữa bò, con sẽ dễ bị dị ứng đạm sữa bò và mắc bệnh chàm sữa.
Đậu nành
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ bị dị ứng với protein sữa bò thường có xu hướng dị ứng với protein có trong đậu nành. Vậy nên khi bé bú mẹ và có biểu hiện của bệnh chàm sữa, mẹ nên loại bỏ đậu nành ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày của mình. Lúc này, mẹ có thể thay thế dầu đậu nành bằng dầu hướng dương hoặc dầu gạo.
Đậu phộng
Đậu phộng là loại thực phẩm gây nguy cơ dị ứng rất cao. Đặc biệt là khi trong gia đình có người có tiền sử bị dị ứng đậu phộng, bé cũng dễ có nguy cơ bị dị ứng với loại thực phẩm này hơn.
Trứng
Một quả trứng chưa trung bình khoảng 6-7 gram protein. Thành phần này có thể kích thích cơ chế phản ứng khiến cho hệ miễn dịch giải phóng ra các histamin và gây ra bệnh chàm sữa. Mẹ nên hạn chế ăn trứng gà và các loại trứng khác như trứng ngỗng, trứng cút, trứng vịt lộn…
Các loại thức ăn có vị quá cay, gây tê nóng hoặc quá chua
Những loại thức ăn này thường có tính ngứa và có thể kích thích tuyến mồ hôi tiết ra nhiều. Nếu mẹ ăn nhiều các loại thực phẩm này, nguồn sữa mẹ sẽ dễ bị nóng và kích thích các nốt chàm sữa trên mặt bé nổi lên nhiều hơn.
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia
Các loại thực phẩm này chứa nhiều hương liệu hóa học, các chất bảo quản, màu nhân tạo… nên dễ gây phản ứng dị ứng ở trẻ. Do đó, mẹ nên đặc biệt lưu ý khi sử dụng các loại thực phẩm bán sẵn ngoài thị trường, hạn chế ăn những loại chứa nhiều chất phụ gia và tìm hiểu kỹ nguồn gốc của sản phẩm trước khi sử dụng.
Mẹ nên ăn gì khi con bị chàm sữa?
Ngoài những thực phẩm nên kiêng thì mẹ cũng nên bổ sung nhiều hơn các loại thực phẩm dưới đây để hỗ trợ bé nhanh khỏi chàm sữa hơn:
- Tỏi: Trong tỏi chứa rất nhiều các chất chống oxi hóa. Chúng sẽ hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của bé và giảm các triệu chứng dị ứng ở bé.
- Rau xanh: Các loại rau xanh có chứa dầu rosmarinic. Đây là chất có tác dụng chống viêm và làm dịu đi các triệu chứng dị ứng. Do vậy mẹ nên bổ sung thêm vào chế độ ăn uống các loại rau xanh.
- Các loại thực phẩm giàu magie (có tác dụng chống các histamin) như hạt điều, táo, hạnh nhân…
- Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, táo, dưa hấu… Vitamin C có thể ngăn ngừa các tế bào viêm sản sinh ra histamin nên có tác dụng chữa viêm rất tốt.
Trong thời kỳ cho con bú, những loại thức ăn hằng ngày của mẹ có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bé, có thể gây ra bệnh chàm sữa hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Do vậy, mẹ nên cố gắng duy trì chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để kiểm soát và chữa trị bệnh chàm sữa cho bé nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Hy vọng bài viết trên đã đem đến câu trả lời hữu ích cho câu hỏi: “Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?”.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily