Cùng Medplus tìm hiểu các thông tin cần thiết về căn bệnh viêm khớp là gì bạn đọc nhé!
1. Bệnh Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là tên gọi để chỉ một bệnh lý về khớp. Khi mắc bệnh này, người bệnh sẽ bị sưng, đau của một hoặc nhiều khớp trên cơ thể. Các triệu chứng chính của bệnh là đau và cứng khớp, thường nặng dần theo thời gian. Những vị trí khớp thường bị viêm nhất là:
- Viêm khớp gối
- Viêm khớp háng
- Viêm khớp cổ tay
- Viêm khớp cổ chân
- …
Tùy vào loại viêm, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Dù là phương pháp nào thì mục tiêu cũng là làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh
2. Các triệu chứng của bệnh viêm khớp là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng sau cho thấy các khớp của bạn có khả năng bị viêm:
- Đau khớp
- Khớp cứng và sưng
- Phạm vi chuyển động hạn chế ở các khớp bị ảnh hưởng
- Đỏ và ấm khu vực xung quanh khớp bị ảnh hưởng
- Sốt
- Mệt mỏi
- Khó chịu
- Xuất hiện các khối u và bướu
Khi xuất hiện các triệu chứng viêm khớp, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng thể để kiểm tra chất lỏng xung quanh khớp, tình trạng khớp sưng, nóng hoặc đỏ cũng như phạm vi cử động của khớp.
Tiếp theo, có thể bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số chẩn đoán lâm sàng để tìm ra bệnh. Những chẩn đoán này bao gồm:
- Xét nghiệm máu: để kiểm tra các loại kháng thể như anti-CCP, RF và ANA.
- Chụp X-quang, MRI và CT: để thấy rõ hình ảnh về hệ cơ xương khớp.
3. Các biến chứng khi bị viêm khớp là gì?
Mỗi bệnh lý sẽ để lại những biến chứng khác nhau:
- Thoái hóa khớp: khiến người bệnh bị rối loạn giấc ngủ, đối mặt với nguy cơ vôi hóa sụn khớp, biến dạng khớp, gout, để lâu không chữa trị có thể dẫn đến liệt.
- Viêm khớp dạng thấp: Bệnh tiến triển sẽ phá hủy các khớp, làm biến dạng các ngón tay, cổ tay. Bên cạnh đó, biến chứng nghiêm trọng có thể phát sinh trong các hệ cơ quan trên khắp cơ thể như:
- Các nốt thấp
- Hội chứng Sjogren
- Viêm màng ngoài tim
- Viêm mạch máu
- Viêm màng phổi
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
- Viêm xơ cứng
- Lupus: Các biến chứng do bệnh lupus ban đỏ gây ra có thể làm tổn thương bất kỳ khu vực nào trong cơ thể, chẳng hạn như da, tim, phổi, thận, máu và não.
Trường hợp bạn mang thai trong lúc bị lupus, bạn có nhiều khả năng bị sảy thai, cao huyết áp trong thai kỳ và sinh non.
- Gout: Nồng độ axit uric cao là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận ở bệnh nhân gout. Nếu có chức năng thận kém, bạn còn có nguy cơ mắc bệnh thận cấp tính do axit uric (AUAN), khiến chức năng thận suy giảm nhanh chóng.
- Viêm cột sống dính khớp: Khi khoảng cách giữa các đốt sống dần thu hẹp khiến đốt sống bị hợp nhất, cột sống sẽ trở nên cứng và không linh hoạt. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến các khớp khác như khớp háng, khớp vai, khớp hàm, khớp cùng chậu… cũng như gây ra các vấn đề về mắt, tim, phổi, hệ tiêu hóa… và khiến người bệnh đối diện với nguy cơ tàn phế.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn: gây biến chứng viêm từ khớp sang sụn khớp và đầu xương, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây trật khớp, mất chức năng vận động. Chưa hết, viêm ở vùng cột sống còn gây chèn ép tủy sống, vẹo cột sống; nếu vi khuẩn lan sang các bộ phận khác như gan, phổi, thận sẽ gây viêm và áp xe.
- Viêm khớp phản ứng: Không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, viêm khớp phản ứng còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác, gây ra biến chứng như hóa sừng trong lòng bàn tay, bàn chân và đầu; viêm kết mạc, viêm giác mạc, đau nhức hốc mắt; viêm tuyến tiền liệt, bàng quang, bao quy đầu; tiểu mủ vô khuẩn, tiểu máu vi thể…
- Đau cơ xơ hóa: Những cơn đau kéo dài và lan rộng của bệnh đau cơ xơ hóa sẽ khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, thậm chí trầm cảm và mất ngủ thường xuyên. Bệnh để lâu sẽ gây ra một loạt biến chứng như đau đầu, đau bụng dưới, hội chứng chân không yên, hội chứng ruột kích thích, chứng ngưng thở khi ngủ…
4. Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp là gì?
Mục tiêu chính của việc điều trị các bệnh lý viêm khớp là giảm thiểu cơn đau và ngăn ngừa khớp bị tổn thương thêm. Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cách kiểm soát cơn đau phù hợp nhất với mình. Một số người nhận thấy biện pháp chườm đá và sử dụng miếng dán có tác dụng làm dịu cơn đau hiệu quả. Những người khác sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển, như gậy hoặc khung tập đi, để giảm áp lực cho các khớp bị đau.
Cùng với các biện pháp cải thiện cơn đau, bác sĩ sẽ chỉ định bạn một số phương pháp khác nhằm kiểm soát triệu chứng, chẳng hạn như:
Dùng thuốc
Một số loại thuốc điều trị viêm khớp thường được kê toa là:
- Thuốc giảm đau: hydrocodone (Vicodin) hoặc acetaminophen (Tylenol) có hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau, nhưng không giúp giảm viêm.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): ibuprofen (Advil) và salicylat, giúp kiểm soát đau và viêm.
- Menthol hoặc kem capsaicin: ngăn chặn việc truyền tín hiệu đau từ các khớp lên não.
- Thuốc ức chế miễn dịch (prednisone hoặc cortisone) giúp giảm viêm.
Phẫu thuật
Phẫu thuật để thay khớp nhân tạo được chỉ định cho các bệnh nhân viêm khớp mức độ nặng và mọi biện pháp chữa trị đều không đem lại hiệu quả. Phương pháp phẫu thuật này được thực hiện phổ biến nhất đối với khớp hông và đầu gối.
Nếu tình trạng viêm của bạn nghiêm trọng nhất ở khớp ngón tay hoặc cổ tay, bác sĩ có thể tiến hành ghép khớp.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là liệu pháp điều trị sử dụng các bài tập giúp tăng cường các cơ xung quanh khớp bị ảnh hưởng. Dựa trên thể trạng và mức độ viêm khớp của người bệnh, bác sĩ sẽ thiết lập cho họ những bài tập phù hợp nhằm giảm đau, tăng sự linh hoạt cho khớp và tăng phạm vi cử động của khớp. Một số bệnh viêm khớp ở mức độ nhẹ và trung bình có thể được chữa khỏi sau một thời gian tập vật lý trị liệu.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về căn bệnh viêm khớp là gì, , hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :