Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 42
Khi thai nhi đã được 42 tuần tuổi, quá ngày dự sinh đến 2 tuần. Sự lo lắng của mẹ dần tăng lên khi vẫn chưa chuyển dạ. Nhưng đôi khi với các bé đầu lòng thì 42 tuần cũng là việc hết sức bình thường.

Vào tuần 42 của thai kỳ, sự phát triển của bé có chút khác biệt so với những em bé sinh đúng ngày. Kích thước của bé đã lớn, gần bằng một quả dưa hấu lớn. Chiều dài của bé nhỉnh hơn 50 cm, nặng gần 3.6 kg.
Lớp sáp bên ngoài cơ thể sẽ lột dần, khiến cho da bé khô hơn, bong tróc và có màu đỏ. Tuy nhiên điều này chỉ xuất hiện tạm thời trong thời gian ngắn. Tóc, móng tay, móng chân cuả bé mọc ra dài hơn. Vì lượng nước ối ít nên bé sẽ phải tự đi qua phân của mình khi sinh ra. Phân của bé lúc này sẽ có màu xanh lục nên khi sinh bé sẽ có ít màu xanh.
Tuần thứ 42 cơ thể mẹ thay đổi ra sao?
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần 42
Việc sinh con ở tuần 42 là điều hiếm gặp ở các mẹ, tuy vậy cũng không đến mức phải quá lo lắng vì bác sĩ sẽ luôn kiểm tra sức khỏe cho mẹ và bé trong giai đoạn này. Và hãy đảm bảo rằng em bé sẽ được sinh ra nhanh chóng để không gặp phải các vấn đề sức khỏe.

Khi mang thai tuần thứ 42, mẹ cảm thấy khó chịu ở vùng chậu và có khả năng bị bệnh trĩ bởi bé vẫn đang tiếp tục gây áp lực lên vùng xương chậu. Mẹ sẽ khó ngủ và dễ stress hơn bởi hoocmon của bé tạo ra. Trong thời gian này có thể gặp các dấu hiệu sắp sinh:
- Sa bụng, bụng bầu tụt xuống
- Các cơn co thắt chuyển dạ
- Dịch nhầy ở cổ tử cung thay đổi
- Cổ tử cung giãn nở là một triệu chứng của sắp sinh
- Tiêu chảy, giảm hoặc ngừng tăng cân, mệt mỏi
- Chuột rút và đau lưng nhiều hơn
- Giãn khớp
- Vỡ nước ối
Sự thay đổi tâm lý của mẹ trong tuần 42
Căng thẳng là triệu chứng thường gặp ở những phụ nữ mang thai, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy vậy hãy giữ cho sức khỏe tinh thần thư giãn, thoải mái. Hãy chuẩn bị tinh thần tốt nhất để chào đón bé yêu của mình bất cứ lúc nào.
Lưu ý cho mẹ
Mẹ cần lưu ý thời gian lâm bồn kéo dài làm tăng nguy cơ chấn thường trong khi sinh nở và có khả năng mẹ cần phải sinh mổ để lấy con. Trong khoảng thời gian này nếu chuyển động của bé bị chậm lại và có bất cứ dịch tiết ra ở âm đạo, mẹ cần đến gặp bác sĩ gấp để được kiểm tra.
Lời khuyên của bác sĩ trong tuần 42
Trao đổi với bác sĩ
Mẹ nên trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu phương pháp giục sinh phù hợp và những rủi ro của việc giục sinh. Một số phương pháp giục sinh bao gồm:
- Lóc ối: Bác sĩ sẽ đeo găng tay và dùng ngón tay tách màng ối ra khỏi thành tử cung.
- Nội tiết tố: Bác sĩ sẽ tiêm cho mẹ kích thích tố prostaglandin để mở cổ tử cung và kích hoạt các cơn co thắt.
- Giãn nở cổ tử cung: Bác sĩ sẽ chèn một ống thông có gắn quả bong bóng nhỏ ở cuối cổ tử cung, sau đó sẽ bơm căng nhằm gây áp lực lên cổ tử cung.
- Thuốc Oxytocin: Còn được gọi là thuốc giục sinh, thuốc sẽ được tiêm vào cơ thể mẹ để kích thích các cơn co thắt.
Các xét nghiệm cần thiết
Những xét nghiệm mẹ nên được thực hiện trong tuần thai 42 để đảm bảo sự phát triển của thai nhi vẫn bình thường. Những xét nghiệm bao gồm: monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi, thử nghiệm Non-stress test (NST), trắc dồ sinh vật lý (BPP), Xét nghiệm CST,…
Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 42
Lưu ý về dinh dưỡng trước khi sinh

- Mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm có chứa Protein để kích thích cho bé tăng cân. Những thực phẩm chứa nhiều Protein bao gồm: thịt đỏ, trứng, sữa, đậu,…
- Một số thực phẩm kích thích não bộ của bé như dầu oliu, cá hồi- chứa nhiều Omega 3, bơ, các loại hạt,…
Lưu ý về sức khỏe
Thai nhi tuần 42 cũng là một áp lực rất lớn cho mẹ về thể chất và tinh thần. Vì thế mẹ hãy chú ý giữ gìn sức khỏe. Không nên vận động quá sức, nghỉ ngơi đầy đủ. Và chuẩn bị tinh thần để có thể “lâm bồn” bất cứ lúc nào.
Bổ sung dinh dưỡng
- Sắt và Canxi là những dưỡng chất không thể thiếu trong những tháng cuối thai kì, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Khi đầy đủ các dưỡng chất này khung xương của trẻ được cứng cáp, khỏe mạnh hơn.
- Các vitaimin cần thiết như: vitamin A, vitamin D, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C,… Bổ sung đầy đủ khi mang thai sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng cho trẻ sau khi sinh ra.
Xem thêm bài viết: Sự phát triển của thai nhi tuần 41 và những lưu ý
Nguồn: Tổng hợp
Đừng quên theo dõi Medplus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!