Ung thư buồng trứng có nguy hiểm không sẽ tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, khả năng đáp ứng với điều trị và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Đôi khi, một số phương pháp điều trị ung thư buồng trứng cũng có thể gây ra tác dụng phụ và biến chứng.
Mời bạn cùng MedPlus tìm hiểu cụ thể nhé!
Ung thư buồng trứng có nguy hiểm không dựa vào thời điểm được chẩn đoán
Với bất kỳ bệnh lý nào, việc phát hiện càng sớm, can thiệp càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi luôn sẽ cao hơn.
Khi khối u chỉ khu trú ở khu vực nhỏ, phẫu thuật có thể giải quyết triệt để khối u và bệnh nhân ung thư buồng trứng được chữa khỏi hoàn toàn. Sau đó, phụ nữ cần được theo dõi định kỳ, phát hiện sớm nếu có ung thư tái phát để trị kịp thời.
Nếu khối u đã lan tràn ra càng nhiều, thậm chí tới những bộ phận xa trong cơ thể. Lúc này, việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn và khó để tiêu diệt hoàn toàn ung thư. Hơn thế nữa, càng ở giai đoạn sau, càng cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị và bản thân những cách này cũng khiến bệnh nhân phải đối diện với nhiều tác dụng phụ, biến chứng.
Ung thư buồng trứng có nguy hiểm không còn phải kể đến tính chất của bệnh. Nó thường không gây ra các triệu chứng trong giai đoạn đầu và được chẩn đoán muộn khi đã ở giai đoạn cuối. Vì vậy, tỷ lệ tử vong là rất cao. Những người phụ nữ phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 45%.
Ung thư buồng trứng có nguy hiểm không với từng biến chứng gặp phải?
Gây mệt mỏi
Bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng thường cảm thấy rất mệt mỏi, thiếu năng lượng, đặc biệt nếu phải hóa trị hoặc xạ trị. Tình trạng này có thể kéo dài và không phải lúc nào cũng biến mất khi nghỉ ngơi hoặc ngủ. Tuy nhiên, thường mệt mỏi có thể cải thiện dần theo thời gian và mất khoảng 1-2 năm để khỏe mạnh trở lại.
Một số mẹo để giúp kiểm soát sự mệt mỏi bao gồm:
- Lên kế hoạch cho công việc mỗi ngày và nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt.
- Yêu cầu sự giúp đỡ trong công việc nhà hoặc mua sắm, dọn dẹp.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất và đa dạng các loại thực phẩm để giữ mức năng lượng.
- Tập thể dục nhẹ nhàng một cách thường xuyên đã được chứng minh là có tác dụng giảm mệt mỏi. Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn chưa biết mình nên tập thể dục như thế nào để phù hợp với thể trạng.
Ung thư buồng trứng có nguy hiểm không? Bệnh nguy hiểm vì có thể gây vô sinh
Ung thư buồng trứng có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Việc phẫu thuật để loại bỏ buồng trứng và tử cung hoặc hóa xạ trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
Nhiều phụ nữ cảm thấy hụt hẫng và đau khổ khi không thể có con trong tương lai. Trước khi bắt đầu điều trị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm giải pháp duy trì khả năng sinh sản nếu bạn mong muốn có con.
Mãn kinh sớm
Bệnh ung thư buồng trứng có nguy hiểm không cũng phải kể đến rủi ro mãn kinh sớm. Việc cắt bỏ buồng trứng ở những phụ nữ trẻ tuổi vẫn đang trong độ tuổi hành kinh có thể khiến bệnh nhân ngừng kinh nguyệt. Nguyên nhân là do buồng trứng không còn, cơ thể cũng mất đi khả năng sản xuất hormone estrogen và progesterone, kinh nguyệt sẽ ngừng lại.
Đối với hầu hết phụ nữ, mãn kinh là một quá trình tự nhiên và dần dần, thường bắt đầu từ độ tuổi 45 đến 55. Nhưng việc cắt buồng trứng khiến cơ thể không có thời gian để làm quen với việc giảm dần lượng hormone nên triệu chứng mãn kinh cũng nghiêm trọng hơn. Chúng bao gồm bốc hỏa, da khô hoặc ngứa, thay đổi tâm trạng, khó ngủ, mất ngủ, mệt mỏi và khô âm đạo.
Hãy áp dụng các mẹo sau đây để giảm nhẹ triệu chứng của thời kỳ mãn kinh sớm:
- Sử dụng gel, thuốc giữ ẩm âm đạo.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng liệu pháp thay thế hormone.
- Thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Hãy gặp bác sĩ để kiểm tra mật độ xương hoặc dùng thuốc để ngăn xương trở nên yếu đi.
- Tập thể dục thường xuyên giúp xương chắc khỏe.
- Sau khi mãn kinh có thể bị tăng mỡ máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Bạn cần tập thể dục thường xuyên và ăn chế độ ăn tốt cho tim.
- Tập thiền và thư giãn để giảm căng thẳng và giảm bớt các triệu chứng mãn kinh.
Ảnh hưởng đến đời sống tình dục
Khi ảnh hưởng đến tình dục thì ung thư buồng trứng không nguy hiểm, nhưng nó khiến chất lượng cuộc sống và sự tự tin của bệnh nhân sụt giảm rất nhiều. Việc điều trị đôi khi gây ra các tác dụng phụ như khô âm đạo, sẹo gây dính âm đạo hoặc thu hẹp âm đạo. Những điều này làm chị em cảm thấy đau đớn, giảm khoái cảm, mất đi sự tự tin và giảm ham muốn.
Một số mẹo để có thể duy trì đời sống tình dục viên mãn:
- Cho bản thân thời gian để làm quen với sự thay đổi của cơ thể.
- Chia sẻ với người ấy nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi quan hệ tình dục hoặc nếu bị đau khi quan hệ.
- Thể hiện tình cảm bằng cách các hành động như ôm hôn, xoa bóp, nói chuyện và nắm tay.
- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc làm giãn âm đạo, chất bôi trơn để cải thiện tình trạng khô âm đạo, giúp việc quan hệ thoải mái hơn.
- Dành nhiều thời gian hơn cho màn dạo đầu và thử các tư thế khác nhau để tìm ra tư thế quan hệ thoải mái nhất.
- Hãy thử quan hệ tình dục bằng miệng hoặc bằng tay.
- Thực hiện một số hoạt động thể chất để tăng cường năng lượng và cải thiện tâm trạng.
Các vấn đề về ruột
Sau khi tiến hành điều trị, một số phụ nữ có thể bị tiêu chảy, táo bón hoặc co thắt dạ dày. Sử dụng thuốc giảm đau cũng có thể gây táo bón.
Tiêu chảy và táo bón có thể xảy ra trong một thời gian ngắn nhưng một số mẹo sẽ giúp bạn cải thiện chúng:
- Uống nhiều nước. Ưu tiên sử dụng đồ uống nóng và ấm, tránh đồ uống có cồn và caffein.
- Tránh thức ăn chiên, cay hoặc nhiều dầu mỡ.
- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc phù hợp.
- Ăn các bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn.
- Nếu bị tiêu chảy, hãy nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt vì tiêu chảy có thể gây kiệt sức.
- Nếu bị táo bón, hãy thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ.
Ung thư buồng trứng có nguy hiểm không? Việc điều trị hoặc khối u tái phát có thể gây tắc ruột
Phẫu thuật ung thư buồng trứng hoặc ung thư tái phát đôi khi có thể gây tắc ruột. Vì phân không thể đi qua ruột một cách dễ dàng nên gây buồn nôn, nôn mửa, khó chịu và đau dạ dày. Để giảm nhẹ triệu chứng, bác sĩ có thể thực hiện đặt một ống stent để giúp giữ cho ruột mở và cho phép phân có thể đi ra khỏi cơ thể. Đôi khi bác sĩ sẽ mở một đường ra da nối với túi nhỏ bên ngoài cơ thể để phân thoát ra theo đường này.
Dính vùng chậu
Các mô trong khung chậu có thể dính lại với nhau ở những người phải cắt bỏ tử cung. Dính vùng chậu có thể gây đau đớn hoặc gây ra các vấn đề về ruột như táo bón.
Tích tụ chất lỏng
Ung thư buồng trứng có nguy hiểm không phải kể đến biến chứng này. Tình trạng tích tụ dịch trong cơ thể khiến bệnh nhân khổ sở và cần được hỗ trợ. Bao gồm:
Cổ trướng
Cổ trướng là tình trạng chất lỏng tích tụ trong bụng. Nó khiến bung sưng to, khó chịu và gây khó thở. Bác sĩ sẽ phải tiến hành dùng kim tiêm để hút chất lỏng ở vùng bụng ra, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Tràn dịch màng phổi
Chất lỏng cũng có thể tích tụ ở khoang màng phổi, gây đau và khó thở. Chất lỏng sẽ được hút ra ngoài.
Phù bạch huyết
Nếu phải nạo hạch bạch huyết ở xương chậu hoặc xạ trị vùng chậu, bệnh nhân có thể bị phù bạch huyết, khiến cả hai chân bị sưng lên. Nguyên nhân là do chất lỏng ở trong hạch không thoát ra đúng cách và tích tụ ở chân. Đôi khi, xạ trị vùng chậu cũng gây phù bạch huyết.
Phù bạch huyết xuất hiện ngay thời điểm điều trị, vài tháng hoặc nhiều năm sau đó. Tuy nhiên, nó có thể được kiểm soát bằng việc tập thể dục nhẹ nhàng, mang vớ nén và tiến hành massage dẫn lưu bạch huyết bằng tay để giúp giảm sưng.
Ung thư buồng trứng có nguy hiểm không sẽ còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Một số phụ nữ gặp nhiều tác dụng phụ và biến chứng trong quá trình điều trị, trong khi những người khác thì ít. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách quản lý các biến chứng liên quan đến ung thư buồng trứng hay bất kỳ tác dụng phụ nào mà bạn có thể gặp phải.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Complications at the end of life in ovarian cancer
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: