Quá trình phát triển của thai nhi tuần 4
Thai nhi tuần 4, em bé đã bám trụ vào tử cung và đang phát triển rất nhanh trong cơ thể mẹ. Cơ thể em bé đã có 3 lớp phân biệt mà từ đó toàn bộ các cơ quan của bé sẽ phát triển. Tuần thứ tư là thời điểm hình thành nhau thai, nơi mang dưỡng chất từ mẹ sang cho bé.
Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể đo được kích thước của bé. Kích thước trung bình của thai nhi tuần 4 khoảng 1mm. Lúc này, đầu bé rất lớn so với cơ thể, có thể nhìn thấy nếp gấp nhỏ trên khuôn mặt và hàm. Phía bên hông có thể xuất hiện những chồi nhỏ, là tay và chân sau này của bé. Hai bên đầu đang hình thành hốc nhỏ, sau này sẽ trở thành các ống tai của bé. Mắt và mũi cũng đang bắt đầu được hình thành qua từng ngày một.
Có thể nhìn thấy nhịp tim của thai nhi tuần thứ tư qua siêu âm âm đạo, nếu đếm, có có thể vào khoảng 80 nhịp/phút (80 BPM).
Sau 4 tuần thai, phôi thai được cấu tạo từ 2 lớp tế bào: mô ngoại phôi bì và mô nội phôi bì. Các tế bào này sẽ phát triển thành các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé. Cũng vào thời gian này, màng ối và túi noãn hoàng cũng phát triển. Màng ối chứa đầy nước ối bao quanh và bảo vệ phôi thai đang phát triển. Giữ nhiệm vụ, đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi một cách trọn vẹn nhất. Túi noãn sẽ tạo máu, giúp nuôi dưỡng phôi thai cho đến khi nhau thai đảm bảo nhu cầu đó.
Tuần thứ tư cơ thể mẹ thay đổi ra sao?
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần 4
Ngực và núm vú càng lúc càng trở nên nhạy cảm hơn, xuất hiện màu xanh trên ngực, do tĩnh mạch bên trong đang căng lên. Ngực có thể tăng kích thước với tốc độ khá nhanh trong giai đoạn này. Đầu ngực chuyển sang màu sậm hơn, mẹ nên chọn một chiếc áo ngực thoải mái hơn.
Mẹ có thể nhận thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Nếu dịch tiết ra có mùi hôi và gây ngứa, mẹ nên gặp bác sĩ để kiểm tra. Có thể mẹ đang gặp triệu chứng của bệnh nhiễm nấm. Nhiễm nấm là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, khi lượng hormone đang tăng lên. Có sự thay đổi từ hệ khuẩn cũng như độ Ph trong môi trường âm đạo.
Phụ nữ mang thai thường sản xuất nước bọt nhiều hơn, do vậy phải nuốt nước bọt liên tục. Mẹ đừng cảm thấy lo lắng, đây là điều bình thường. Tình trạng này sẽ chấm dứt vào những tuần sau đó.
Mẹ sẽ có cảm giác quần áo của mình chật hơn ở thắt lưng và vùng ngực. Tuy nhiên, đây không phải do kích thước thai nhi tăng mà chỉ do sự to lên chung của cơ thể mẹ.
Tử cung bắt đầu dày lên và được lót thêm các đường dẫn máu nuôi dưỡng em bé đang lớn lên. Cổ tử cung (nơi em bé được sinh ra) trở nên mềm mại hơn và chuyển màu. Bắt đầu từ thời điểm này, chu kỳ kinh nguyệt của mẹ sẽ không còn diễn ra nữa cho đến khi sinh bé.
Sự thay đổi tâm lý của mẹ trong tuần 4
Mẹ thường có những lo lắng về khả năng sảy thai vì giai đoạn này giai đoạn này thai nhi rất nhạy cảm. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, mẹ sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn khi bị stress. Để giải tỏa lo lắng mẹ nên tìm người tâm sự. Nhật ký thai nhi cũng là một giải pháp hiệu quả. Mẹ có thể viết những lo lắng, băn khoăn của mình vào đó, mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và tinh thần tốt hơn. Bên cạnh đó, yoga cho mẹ bầu cũng là một giải pháp tối ưu. Không những giúp mẹ giảm bớt căng thẳng mà còn giúp thai nhi phát triển tốt.
Lưu ý của mẹ
Ở thai nhi tuần thứ tư, mẹ nên cẩn thận hơn trong mọi hành động. Đây là thời kỳ nhạy cảm nhất của bé, rất dễ sảy thai. Mẹ nên lưu ý trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, đi đứng nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh các vận động mạnh. Em bé cần được chăm sóc một cách chu đáo nhất.
Mẹ thường bị đau đầu vào thời gian này, thay vì uống thuốc vì nó không tốt cho thai nhi. Mẹ nên nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh, tắm bằng nước ấm và massage da đầu nhẹ nhàng. Đó là cách tốt nhất giúp mẹ giảm bớt cơn đau.
Lời khuyên của bác sĩ trong tuần thứ tư
Mẹ nên có buổi khám thai với bác sĩ trong tuần này. Mẹ sẽ biết được sự phát triển của bé, tham khảo bác sĩ về những điều cần tránh trong suốt quá trình mang thai. Mẹ nên tự chuẩn bị cho mình một cuốn “cẩm nang mẹ bầu”, ghi vào đấy những thứ cần lưu ý, những lời dặn dò của bác sĩ. Mẹ nên đặt lịch khám với bác sĩ trong những lần khám tiếp theo để theo dõi kỹ hơn về sự phát triển của bé cưng.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 4
Lưu ý về thực phẩm
Uống nhiều nước là điều quan trọng trong thời kỳ đầu mang thai. Do cơ thể mẹ bắt đầu tăng lượng lưu chuyển máu và cơ thể bé cần nhiều nước. Uống đủ nước giúp mẹ chống lại cơn mệt mỏi và táo bón. Mẹ nên uống nước kèm với sữa hoặc các loại nước trái cây nguyên chất. Sữa cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé, nước trái cây nguyên chất cung cấp nhiều loại vitamin cần thiết.
Lưu ý về sức khỏe
Thai nhi tuần thứ tư có những phát triển nhanh chóng. Cơ thể mẹ cần có một sức khỏe tốt nhất để thích ứng với sự phát triển này của thai nhi. Các bài tập thể dục dành cho mẹ bầu là những lựa chọn tuyệt vời để mẹ có một sức khỏe tốt. Vận động cho mẹ bầu là phương pháp giúp thai nhi hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ mẹ. Việc tập luyện các bài tập dành cho mẹ bầu mỗi ngày, không những giúp thai nhi phát triển tốt, mà còn giúp mẹ giữ gìn vóc dáng đẹp sau khi sinh.
Bổ sung dinh dưỡng
Thai nhi tuần 4 có sự phát triển nhanh chóng. Ngoài việc bổ sung thực phẩm, mẹ nên cung cấp vào cơ thể mình một số chất: sắt, canxi.
Sữa dành cho mẹ bầu chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai nhi. Mẹ nên dùng từng loại sữa cho những giai đoạn thai kỳ khác nhau. Bắt đầu từ tuần thứ 4 mẹ cũng nên dùng sữa cho đến khi sinh bé. Sữa cho mẹ bầu giúp bé phát triển tốt, bổ sung một số dưỡng chất cần thiết mà thực phẩm thường ngày không có.
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Xem thêm bài viết: Sự phát triển của thai nhi tuần 3, Sự phát triển của thai nhi tuần 5
Nguồn: Tổng hợp