U xơ tuyến vú còn được gọi là u xơ vú hoặc u sợi tuyến vú. Đây là những khối u (bao gồm mô tuyến và mô liên kết) phát triển ở vú, thường lành tính và không phải ung thư. Trên thực tế, tình trạng này phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi 20-30. Dù không nguy hiểm nhưng thực chất là bất kỳ thay đổi nào ở ngực cũng có thể gây khó chịu, thậm chí là khiến chị em cảm thấy lo lắng vì sợ dẫn tới ung thư. Vì vậy, nếu được chẩn đoán u xơ tuyến vú, nhiều phụ nữ thường không tránh khỏi băn khoăn rằng u xơ tuyến vú lành tính có nên mổ không?
Thông thường, bác sĩ sẽ cân nhắc u xơ tuyến vú có nên mổ không dựa trên những điều kiện khác nhau. Bài viết sau của MedPlus sẽ giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này để bạn hiểu đúng về việc điều trị u xơ tuyến vú.
U xơ tuyến vú lành tính có nên mổ không? Khi nào nên và không nên?
U xơ tuyến vú nếu đã được chẩn đoán và nhận diện chắc chắn qua lâm sàng, hình ảnh học, tế bào học thì thường không phải là ung thư nên hầu hết trường hợp đều không cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, thực tế nhiều phụ nữ vẫn không tin tưởng điều này và muốn loại bỏ các khối u để chấm dứt mối lo ngại. Liệu u xơ tuyến vú lành tính có nên mổ không? Khi nào nên và không nên? Nếu muốn cắt bỏ khối u xơ tuyến vú lành tính, bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng và thảo luận thêm với bác sĩ dựa trên những điều kiện sau:
U xơ tuyến vú lành tính có nên mổ không? Trường hợp cần phẫu thuật
Phẫu thuật u xơ tuyến vú có thể được khuyến nghị nếu lâm sàng, hình ảnh học (siêu âm, nhũ ảnh) hoặc tế bào học (sinh thiết bằng kim nhỏ, sinh thiết lõi) có các đặc điểm bất thường hay có thể bạn gặp một trong những vấn đề sau:
- Bạn có khối u lớn và gây đau đớn, khó chịu
- Gia đình bạn có tiền sử ung thư vú
- U xơ đang phát triển nhanh về kích thước trong quá trình theo dõi
- U xơ khiến hình dạng tổng thể của vú bị thay đổi. Nếu điều này khiến bạn cảm thấy tự ti, lo lắng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc đời sống tình dục thì nên thảo luận với bác sĩ về việc cắt bỏ.
U xơ tuyến vú lành tính có nên mổ không? Trường hợp nào không nên?
Hầu hết các khối u đơn giản, có kích thước nhỏ, không gây đau và không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày sẽ không cần phẫu thuật để bóc tách u xơ tất nhiên là sau khi chẩn đoán chắc chắn hoặc gần như chính xác đây là một u xơ tuyến vú lành tính. Bên cạnh đó, đối với vấn đề u xơ tuyến vú lành tính có nên mổ không? Bác sĩ cũng có thể đề xuất không cần mổ u xơ tuyến vú nếu:
- Phẫu thuật có thể gây biến dạng kết cấu và hình dạng của vú
- U sợi tuyến đang co lại và tự biến mất
- Kết quả hình ảnh học như siêu âm hoặc nhũ ảnh cho thấy u sợi tuyến không thay đổi về kích thước so với lần siêu âm trước đó và không có các đặc điểm nghi ngờ ác tính.
Nếu bác sĩ đề xuất hoặc là chính bạn quyết định không mổ u xơ tuyến vú thì điều quan trọng là cần đi tái khám thường xuyên. Bác sĩ sẽ siêu âm vú hoặc làm nhũ ảnh để kiểm tra, theo dõi những thay đổi về hình dạng hoặc kích thước của khối u theo thời gian. Việc bạn tái khám đúng hẹn sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện những bất thường (nếu có) và cân nhắc phẫu thuật để loại bỏ u xơ khi cần.
Các phương pháp mổ u xơ tuyến vú hiện nay
Tùy thuộc vào vị trí, kích thước và số lượng khối u mà bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp phẫu thuật phù hợp. Trong đó bao gồm các phương pháp mổ sau đây:
Phẫu thuật mổ mở
Phẫu thuật mổ mở để bóc tách u xơ là một cuộc phẫu thuật lớn được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của phương pháp vô cảm thích hợp. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của bạn để xác định những rủi ro có thể xảy ra. Bạn cũng cần tạm thời ngừng dùng thuốc và các chất bổ sung làm loãng máu trước khi mổ.
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ nhân xơ cùng một lượng nhỏ mô vú và sau đó khâu lại vết mổ. Người bệnh có thể cần ở lại bệnh viện vài ngày để theo dõi trước khi ra viện.
Sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (VABB)
Kỹ thuật sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (Vacuum-assisted breast biopsy – VABB hoặc Vacuum-assisted excision biopsy VAEB) là một thủ thuật ngoại khoa giúp loại bỏ các u vú nhỏ và lành tính. Đây là phương pháp tối ưu hơn so với mổ mở vì không gây sẹo mổ, không làm biến dạng vú và bệnh nhân không cần phải nằm viện.
Với kỹ thuật này, đầu tiên bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa một cây kim đặc biệt gắn với thiết bị hút chân không xuyên vào ngực để cắt và hút khối u ra. Nếu bạn có nhiều khối u nhỏ và nằm ở nhiều vị trí khác nhau, kỹ thuật sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không sẽ giúp bác sĩ dễ dàng loại bỏ u xơ hơn so với mổ mở.
Kỹ thuật nhiệt động (Cryoablation)
Một phương pháp khác để loại bỏ các khối u nhỏ đó là kỹ thuật nhiệt động. Khi tiến hành, bác sĩ dùng một loại dụng cụ có vòi phun đâm qua da (thông qua vết rạch) để bơm trực tiếp nitrogen hoặc carbon dioxide dạng lỏng. Đây là những chất lỏng cực lạnh có thể đóng băng và phá hủy các mô bất thường.
Các biến chứng tiềm ẩn sau khi mổ u xơ tuyến vú là gì?
Loại bỏ u xơ tuyến vú được xem là một cuộc phẫu thuật lớn. Do đó, bạn không nên chủ quan với những rủi ro tiềm ẩn. Trong một số trường hợp sau khi mổ, bạn nên nhập viện ngay nếu có những triệu chứng sau đây:
- Chảy máu không dừng
- Vết mổ đau nhiều
- Có những dấu hiệu nhiễm trùng như vết mổ tiết dịch và sưng tấy
- Vết thương lâu lành.
Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của u xơ, bạn có thể bị sẹo sau khi phẫu thuật. Hơn nữa, việc mổ u xơ tuyến vú còn có thể ảnh hưởng đến kết cấu và hình dạng tổng thể của vú. Mặc dù vấn đề này không phải là biến chứng đe dọa tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến bạn tự ti. Do đó, chị em cần thảo luận trước với bác sĩ về những rủi ro này.
Nói tóm lại, chị em nên suy nghĩ và cân nhắc kỹ càng đối với vấn đề u xơ tuyến vú lành tính có nên mổ không? Ngoài những rủi ro kể trên, việc cắt bỏ u xơ tuyến vú còn có thể ảnh hưởng đến việc chụp X-quang tuyến vú trong tương lai. Nguyên nhân là vì sẹo mổ hoặc những thay đổi cấu trúc vú có thể khiến các xét nghiệm hình ảnh trở nên khó đọc hơn.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Fibroadenomas of the Breast
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: