Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã từng nghe đến vôi răng (hay cao răng). Nhưng liệu bạn có biết nó ở đâu trong miệng và trông như thế nào không?
Vôi răng là một thành phần khoáng hóa, bám trên bề mặt răng ở gần viền nướu. Nó chính là tác nhân góp phần gây ra những bệnh lý răng miệng cho chúng ta. Các Hiệp hội sức khỏe cũng như nha sĩ vẫn khuyên chúng ta phải định kỳ làm sạch vôi răng 6 tháng một lần. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu bản chất của vôi răng, cách hình thành và cũng như phòng ngừa nó nhé!
1. Vôi răng (cao răng) là gì?
Về bản chất, vôi răng được khoáng hóa từ mảng bám. Mặt ngoài được bao phủ bởi một lớp mảng bám không khoáng hóa. Nó bám rất chặt và được bởi đắp liên tục theo thời gian.
Vôi răng được bao phủ lỏng lẻo bởi: bựa răng, vi khuẩn đi động, tế bào biểu mô tróc vẩy và tế bào máu. Trong một vài trường hợp đặc biệt, vôi răng được khoáng hóa không từ mảng bám vi khuẩn, mà từ màng tế bào hữu cơ tự do trong màng bám, và/hoặc tế bào bắt nguồn từ thức ăn. Hầu hết trên lâm sàng là kết quả của sự lắng đọng canxi và phosphate của mảng bám vi khuẩn.
Xoang miệng là nơi có nhiều cơ quan có khoáng hóa bất thường như: răng, tủy răng và những tuyến nước bọt. Chất lắng đọng hình thành trên răng, răng giả và những khí cụ khác trong miệng. Khi chất lắng đọng ở sát hay tiếp xúc với nướu và mô nâng đỡ sẽ gây bệnh nha chu.
2. Phân loại vôi răng
2.1. Vôi răng trên nướu
Nó là chất lắng đọng, được khoáng hóa thành lập trên bề mặt thân răng lâm sàng; phía trên đường viền nướu. Loại này khi mới thành lập thường có màu vàng trắng. Sau đó sậm màu theo tu do tiếp xúc với thức ăn, thuốc lá.
Nước bọt là nguồn cung cấp muối khoáng chủ yếu. Vôi răng trên nướu thành lập nhiều nhất ở mặt trong răng trước dưới, đối diện với lỗ đổ của tuyến nước bọt dưới hàm. Kế đến ở mặt ngoài của răng cối trên, đối diện với lỗ đổ của tuyến nước bọt mang tai.
Tuy nhiên, ở người có xu hướng lắng đọng nhiều, thì những bề mặt khác cũng có nhiều vôi răng. Vệ sinh răng miệng kém, không ăn nhai và răng mọc sai vị trí làm gia tăng tỉ lệ và quy mô lắng đọng vôi.
2.2. Vôi răng dưới nướu
Đây là một thuật ngữ dùng miêu tả chất lắng đọng bị khoáng hóa, thành lập trên bề mặt chân răng, dưới đường viền nướu và kéo dài vào túi nha chu. Cũng như vôi răng trên nướu, vôi răng dưới nướu do mảng bám khoáng hóa tạo thành. Bên ngoài bao phủ bởi một lớp mảng bám không khoáng hóa; với sự bám dính lỏng lẻo của những vi khuẩn di động và dịch viêm.
Vôi răng dưới nướu thường có màu từ nâu sậm đến xanh đen và cứng hơn vôi răng trên nướu. Thật ra, vôi răng dưới nướu không thành lập bởi sự kéo dài trực tiếp từ vôi răng trên nướu, mà là từ sự khoáng hóa của mảng bám dưới nướu. Mảng bám này là sự kết hợp, hoặc kéo dài của mảng bám trên nướu.
- Mảng bám trên và dưới nướu là nguyên nhân gây viêm ở nướu và mô nâng đỡ.
Viêm phát sinh dịch (dịch viêm và dịch ngoại bào của nướu). Đó là nguồn muối khoáng cho sự thành lập vôi dưới nướu. Vì vậy, nước bọt không liên hệ đến việc thành lập vôi dưới nướu. Sự phân bố vôi dưới nướu cũng không liên quan với vôi trên nướu.
- Vôi răng dưới nướu có thể được tìm thấy ở bất kỳ bề mặt chân răng nào có túi nha chu. Về mặt hình thái học, vôi dưới nướu có hình dạng rất đa dạng.
Thông thường nhất là sự thành lập dạng vòng (ringlike) hay dạng gờ (ledgelike) cứng, và có ngạnh, hay lắng đọng thành cục, có thể thấy rõ ràng trên phim X quang. Một số ít hơn thường thấy là: dạng ngón tay (finger like), dạng cây dương xỉ (fernlike), nhỏ, bề mặt nhẵn láng, và có màu đen tùy theo cá nhân hoặc loại vôi.
3. Khả năng gây bệnh
3.1. Cao răng trên nướu
Cho đến năm 1960, vẫn còn quan niệm cho rằng vôi răng là nhân tố chính gây bệnh nha chu. Nguyên nhân là do bề mặt ngoài xù xì của nó và về mặt cơ học vồi răng kích thích mô kế cận.
Quan điểm hiện nay được đưa ra bởi Schroeder (1969) cho rằng : sự tổn thương ban đầu ở nướu viền là do tác động của enzym và miễn dịch của vi sinh vật trong mảng bám. Quá trình này nặng hơn khi có kết hợp với vôi răng làm tăng sự lưu giữ và đẩy mạnh sự tích tụ mảng bám mới.
Tuy nhiên, không biết là cao răng kết hợp với mảng bám có gia tăng hoạt động so với chỉ có mảng bám không?
Vôi răng xuất hiện sẽ gây ra tác hại sau:
- Giúp vi khuẩn mau chóng xâm nhập mô nâng đỡ.
- Gây trở ngại cho việc tự làm sạch tại chỗ.
- Bệnh nhân khó loại trừ mảng bám hơn chỉ có mảng bám không.
3.2. Vôi răng dưới nướu
Một số nghiên cứu cho rằng sự hiện diện cao răng dưới nướu góp phần vào quá trình tiến triển của bệnh nha chu. Những nghiên cứu về mặt lâm sàng chứng tỏ tầm quan trọng của việc thường xuyên loại bỏ vôi răng và xử lý bề mặt gốc răng để dự phòng bệnh nha chu.
Nghiên cứu về mô học chứng tỏ rằng: vôi răng có tính xốp. Vì vậy, có vai trò như một kho dự trữ những chất kích thích.
Nghiên cứu thực nghiệm đã xác minh tính thấm của vôi răng dưới nướu đối với nội độc tố và sự hiện diện trong vôi răng mức độ cao những chất độc tố kích thích gây sự tiêu xương. Việc loại bỏ hoàn toàn tính xốp và vi khuẩn bám dính trên vôi răng dưới nướu là giai đoạn then chốt trong điều trị nha chu.
4. Ngăn ngừa cao răng
4.1. Sử dụng kem chải răng
Cho đến giữa những năm 50 thế kỷ XX, gần như tất cả những tác nhân kháng vôi răng tác động làm phân hủy hoặc thoái hóa vôi răng đã thành lập và trưởng thành. Trong đó hầu hết là chất căn bản làm mất khoáng hoặc tác nhân chelate hóa. Nhưng những chất này cũng phá hủy chất căn bản của răng, đặc biệt là xê-mãng. Một vài tác nhân nhắm vào cấu tạo khuôn của vôi răng, lớp chứa đựng cấu trúc khoáng hóa.
Một trong những tác nhân là sodium-ricinoleate đã chứng tỏ tác dụng giảm sự lắng đọng vôi răng mới thành lập nhưng lại có vị rất khó chịu.
Mười năm sau, quan niệm đã thay đổi, từ việc biến đổi vôi răng trưởng thành đến việc dự phòng sự gia tăng khoáng hóa mảng bám mới thành lập.
Tác nhân sử dụng bao gồm:
- Chất khử trùng và kháng sinh.
- Enzym và các enzym tổng hợp.
- Hợp chất tác động bề mặt.
- Nồng độ cao của urê.
Những năm 70 thế kỷ XX, việc phòng chống vôi răng chủ yếu là ức chế sự tăng trưởng của hydroxyapatite bởi pyrophosphate hoặc đồng phân của chúng.
Qua nhiều năm, các nghiên cứu đã chứng minh muối kẽm là một tác nhân chống mảng bám và vôi răng. Trong một nghiên cứu gần đây với kem chải răng chứa 2% zinc chloride và 0,22% sodium fluoride, người ta nhận thấy đã có 47% giảm cao răng sau 6 tháng. Muối kẽm khác như zinc citrate cũng được nghiên cứu.
4.2. Dung dịch súc miệng
Nhiều loại dung dịch súc miệng dược để nghị có chất chống vôi răng đang sử dụng trên thị trường. Tuy nhiên, dung dịch súc miệng chứa chlorhexidine, tác nhân chống mảng bám hữu hiệu, có thế làm gia tăng lắng đọng vôi răng trên nướu.
4.3. Vệ sinh răng miệng
Nói chung, chải răng tốt có thể làm chậm tốc độ lắng đọng cao răng. Nghiên cứu của Villa (1968) đã chứng minh rằng: chỉ cần có thói quen chải răng tốt có thể giảm sự thành lập mång bám gần 50% ở mặt lưỡi của răng trước hàm dưới.
Vôi răng góp phần vào tiến triển của bệnh nha chu. Việc thường xuyên loại bỏ hoàn toàn những chất lắng đọng trên bề mặt răng. Đặc biệt ở chân răng là cần thiết để ngăn chặn sự mất bám dính cũng như cung cấp môi trường lành mạnh cho mô nha chu. Loại bỏ hoàn toàn vôi răng dưới nướu là yếu tố then chốt trong điều trị bệnh nha chu.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: What is Tartar?
What is Tartar? 6 Tips to Control Buildup
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: