Phổi là cơ quan có chức năng trao đổi khí của cơ thể và môi trường bên ngoài, quyết định sự sống còn của con người. Tuy nhiên, ngày nay dưới tác động của môi trường, đặc biệt là khói bụi khiến lá phổi đang ngày một suy yếu, đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Nhiều người đã tìm đến yoga như một cách để cải thiện lá phổi của mình. Những bài tập yoga tốt cho phổi sẽ giúp xây dựng các mô xung quanh phổi và giúp lá phổi của bạn hoạt động tốt hơn. Cùng với Medplus tìm hiểu ngay 4 bài Yoga giúp phổi của bạn ngày càng khỏe mạnh nha!
1. Nguyên nhân khiến phổi yếu đi
Phổi yếu là tình trạng lá phổi không thực hiện đủ các chức năng thông khí của mình. Tình trạng này xảy ra khi phổi gặp các vấn đề trên mô phổi (tổn thương, viêm, xơ hóa, giảm hoặc mất đi tính đàn hồi) và trên đường dẫn khí (sưng, viêm, tăng lượng đờm nhầy, co thắt quá mức cơ trơn phế quản,…). Ngoài ra phổi yếu cũng là cách diễn đạt ám chỉ phổi dễ bị nhiễm bệnh hơn bình thường như là nhiễm bệnh khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, không khí ô nhiễm,… Nguyên nhân chính dẫn đến phổi yếu ở Việt Nam hiện hiện nay có thể kể đến 2 nguyên nhân thường gặp nhất:
- Hậu Covid khiến phổi thuyên giảm chức năng
- Nguyên nhân về môi trường:
- Chất độc trong khói thuốc
- Chất độc trong không khí, trong môi trường làm việc, nhà máy
- Khói bụi độc hại phát ra từ phương tiện giao thông
- Khí độc từ bếp than tổ ong,…
2. 4 bài Yoga giúp phổi ngày càng khỏe mạnh
2.1 Tư thế cá heo
Đây được coi như là một trong những tư thế bình yên nhất trong các bài tập yoga. Với tư thế này bạn có thể dễ dàng làm chủ bài tập hòng tăng cường phần cốt lõi và cột sống của cơ thể, đồng thời cũng điều hòa hơi thở trước khi đi ngủ.
- Bước 1: Ngồi theo tư thế quỳ lên gót chân ở giữa thảm tập
- Bước 2: 2 tay đưa thẳng ra phía trước sao cho vuông góc với thân người, tay này cầm vào cùi chỏ tay kia
- Bước 3: Cúi người về phía trước rồi hạ cùi chỏ tay xuống 1 điểm cố định trên sàn
- Bước 4: Ấn mũi chân xuống sàn lấy đà nâng hông lên sao cho: vai thấp, mông cao, đầu gối thẳng
2.2 Tư thế chó ngửa mặt
Khi kéo giãn lưng, một điều tối quan trọng bạn đừng bao giờ quên là phần cơ lõi của mình. Khi toàn bộ cơ thể được kéo giãn ra, tinh thần của bạn cũng sẽ bất ngờ được nâng lên, thậm chí những cơn đau khó chịu cũng sẽ biến mất lúc nào không hay. Tư thế chó ngửa mặt này khá tương đồng với tư thế rắn hổ mang và cũng có tác dụng đáng kể cho phổi.
- Bước 1: Nằm sấp trên sàn, duỗi chân của bạn càng căng càng tốt
- Bước 2: Nhấn chặt vai vào cơ thể và đặt cẳng tay lên sàn
- Bước 3: Chậm rãi nhấc người khỏi sàn rồi duỗi thẳng cánh tay ra
- Bước 4: Giữ yên vài nhịp thở
2.3 Tư thế cây cầu
Đây là tư thế tập yoga giúp bạn mở rộng và thư giãn các khoang phổi, nhờ vậy làm giảm nhiều vấn đề khó chịu về hô hấp, thúc đẩy lưu lượng máu khỏe mạnh đến nuôi phổi và đường hô hấp.
- Bước 1: Nằm ngửa, co 2 đầu gối lên và đặt 2 bàn chân cách một khoảng rộng bằng hông. Khoảng cách giữa hông và gót chân thì bằng một bàn tay. Hai cánh tay đặt dọc theo thân người, úp lòng bàn tay xuống. Cằm hơi thu xuống ngực để thư giãn phần gáy.
- Bước 2: Hít vào, cảm nhận lưng mình áp lên sàn. Thở ra, cùng lúc đẩy bàn chân xuống sàn để nâng hông rồi tiếp đến là lưng lên cao hết mức có thể. Giữ 2 bàn chân nằm ngay dưới đầu gối, nhất là với những ai có vấn đề về đầu gối.
- Bước 3: Hít vào trong khi giữ nguyên tư thế. Lúc thở ra bạn hạ lưng xuống sàn từng phần một: đầu tiên là lưng trên, lưng giữa, lưng dưới rồi tới hông. Lặp lại chuỗi động tác này trong khoảng từ 6 – 8 nhịp thở, chỉ được cử động khi thở ra.
- Bước 4: Sau khi bài tập kết thúc, kéo 2 đầu gối về phía ngực rồi vòng tay ôm lấy gối. 2 vai thả lỏng. Đung đưa thân người chậm rãi từ bên này sang bên kia và cảm nhận lưng bạn đè xuống sàn.
2.4 Tư thế gác chân lên tường
Gác chân lên tường được các tín đồ yoga xem là một trong những động tác thư giãn, thoải mái và đơn giản nhất. Tư thế này không chỉ giúp cơ thể bạn được nghỉ ngơi, giải tỏa mệt mỏi, stress mà còn hỗ trợ phục hồi sức khỏe, cải thiện sự ổn định và đặc biệt là góp phần cải thiện các vấn đề thuộc về hô hấp.
- Bước 1: Nằm ngửa, duỗi thẳng cơ thể tự nhiên, 2 chân đưa lên cao, để thẳng và gác lên tường.
- Bước 2: Cần chú ý thay đổi khoảng cách từ hông đến tường sao cho chân không bị quá căng đau và cũng không quá gần sẽ làm giảm đi hiệu quả giãn cơ của bài tập.
- Bước 3: Duỗi thẳng lưng hết mức và giữ yên tư thế trong vòng 2 – 5 phút, thoải mái tâm trí và tinh thần.
Những bài tập trên sẽ giúp tăng cường sức khỏe phổi của bạn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp luyện tập không có kết quả khi tập, có vấn đề khác xảy ra hoặc bạn muốn tập luyện bằng những phương pháp khác thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: