Thuốc Bocalex là gì?
Thuốc Bocalex là thuốc OTC là thuốc bổ sung vitamin A, B1, B2, PP, B6, C và E trong trường hợp thiếu hoặc tăng nhu cầu với các vitamin này.
Tên biệt dược
Tên biệt dược là Bocalex.
Dạng trình bày
Thuốc Bocalex được bào chế dưới dạng viên nang mềm.
Quy cách đóng gói
Thuốc Bocalex được đóng gói theo hộp 10 vỉ x 5 viên.
Phân loại
Thuốc Bocalex thuộc nhóm không kê đơn – OTC.
Số đăng ký
Số đăng ký là VD-18687-13.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Bocalex có thời hạn sử dụng trong 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Bocalex được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang – Việt Nam.
Thành phần của thuốc Bocalex
Thành phần của thuốc là: Mỗi viên nang chứa:
- Beta-caroten có hàm lượng là 3 mg.
- Vitamin C có hàm lượng là 120 mg.
- Vitamin B1 có hàm lượng là 3 mg.
- Vitamin B2 có hàm lượng là 3 mg.
- Vitamin B6 có hàm lượng là 1,5 mg.
- Vitamin PP có hàm lượng là 22,5 mg.
- Vitamin E có hàm lượng là 30 IU.
Tá dược (Lecithin, Sáp ong trắng, Dầu nành, Dầu cọ, Gelatin, Glycerin, Sorbitol lỏng, Kali Sorbat, Titan Dioxyd, màu Brown HT, Oxyd sắt đen, Vanilin) vừa đủ 1 viên.
Công dụng của thuốc Bocalex trong việc điều trị bệnh
Thuốc Bocalex – Thuốc bổ sung vitamin A, B1, B2, PP, B6, C và E trong trường hợp thiếu hoặc tăng nhu cầu với các vitamin này.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Bocalex
Cách sử dụng
Thuốc Bocalex được dùng theo đường uống.
Đối tượng sử dụng
Thuốc được khuyến cáo sử dụng cho người lớn và trẻ em.
Liều dùng
Thuốc được dùng với liều lượng như sau:
– Uống 1 viên/ngày.
– Hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Bocalex
Chống chỉ định
Thuốc Bocalex chống chỉ định với những đối tượng như sau:
– Tiền sử quá mẫn với các thành phần của thuốc.
– Bệnh gan nặng.
– Loét dạ dày tiến triển.
– Xuất huyết động mạch.
– Hạ huyết áp nặng.
Tác dụng phụ
– Các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng vitamin B1 thường hiếm gặp: ra nhiều mồ hôi, sốc quá mẫn, tăng huyết áp cấp, ban da, ngứa, mề đay, khó thở.
– Dùng liều cao vitamin B2 thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt gây sai lệch đối với một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.
– Khi sử dụng vitamin B6 với liều 200 mg/ ngày và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi nặng. Tình trạng bệnh có thể phục hồi khi ngừng thuốc, mặc dù vẫn còn để lại ít nhiều di chứng.
– Tăng oxalat – niệu, buồn nôn, nôn, ợ nóng, co cứng cơ bụng, mệt mỏi, đỏ bừng, nhức đầu, mất ngủ, và tình trạng buồn ngủ đã xảy ra khi sử dụng vitamin C.
– Liều cao vitamin E có thể gây ỉa chảy, đau bụng và các rối loạn tiêu hóa khác và cũng có thể gây mệt mỏi, yếu.
– Khi sử dụng vitamin PP liều thấp không gây độc, tuy nhiên khi dùng liều cao (300 – 500 mg/ngày đối với người lớn và 100 – 300 mg/ngày đối với trẻ em) có thể thường gặp những tác dụng sau: buồn nôn, đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, cảm giác rát bỏng, buốt và đau nhói ở da.
– Các tác dụng ít gặp: loét dạ dày tiến triển, nôn, chán ăn, đau khi đói, đầy hơi, ỉa chảy, da khô, tăng sắc tố, vàng da, suy gan, tăng tiết bã nhờn, làm bệnh gút nặng thêm, đau đầu, nhìn mờ, hạ huyết áp, chóng mặt, tim đập nhanh, ngất.
– Các phản ứng hiếm khi gặp: lo lắng, hốt hoảng, choáng phản vệ.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc.
Xử lý khi quá liều
– Dùng beta-caroten liều cao kéo dài có thể gây các triệu chứng: nôn, đi phân lỏng, thâm tím, đau khớp, vàng da tay – chân. Ngưng sử dụng các triệu chứng trên sẽ biến mất.
– Những triệu chứng quá liều vitamin C bao gồm sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và ỉa chảy. Gây lợi tiểu bằng truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống liều lớn.
– Khi dùng quá liều vitamin PP, không có các biện pháp giải độc đặc hiệu. Sử dụng các biện pháp thông thường như gây nôn, rửa dạ dày, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Cách xử lý khi quên liều
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc Bocalex. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Bocalex
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản của thuốc Bocalex
Điều kiện bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc Bocalex
Nơi bán thuốc
Thuốc được bán tại các nhà thuốc đạt chuẩn GPP, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám, các cơ sở được phép kinh doanh thuốc hoặc ngay tại Chợ y tế xanh.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Bocalex vào thời điểm này.
Tham khảo thêm thông tin về thuốc Bocalex
Những điều thận trọng khi dùng thuốc
– Thận trọng khi dùng kết hợp với các thuốc khác có chứa vitamin A.
– Dùng vitamin C liều cao kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, do đó khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin C. Người bị thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase dùng liều cao vitamin C có thể bị chứng tan huyết. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã xảy ra khi dùng liều cao vitamin C.
– Thận trọng khi sử dụng vitamin PP cho những đối tượng sau: tiền sử loét dạ dày, bệnh túi mật, tiền sử có vàng da hoặc bệnh gan, bệnh gút, viêm khớp do gút, và bệnh đái tháo đường.
– Khi sử dụng beta – caroten có thể làm tăng nguy cơ tử vong khi sử dụng riêng rẻ hoặc kết hợp với các chất chống oxi hóa khác.
Tương tác thuốc
– Rượu và probenecid làm giảm hấp thu vitamin B2. Người đang dùng clopromazin, imipramin, amitriptylin hoặc adriamycin có thể xuất hiện các dấu hiệu thiếu vitamin B2.
– Do chế phẩm có chứa vitamin B6 nên không phối hợp chung với levodopa. Vitamin B6 làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai và thuốc tránh thai làm tăng nhu cầu về vitamin B6.
– Dùng đồng thời vitamin C và aspirin làm tăng bài tiết vitamin C và giảm bài tiết aspirin trong nước tiểu. Khi sử dụng chung với fluphenazin dẫn đến làm giảm nồng độ fluphenazin huyết tương. Sự acid hóa nước tiểu sau khi dùng vitamin C có thể làm thay đổi sự bài tiết của các thuốc khác. Khi dùng liều cao vitamin C có thể phá hủy vitamin B12. Vitamin C có thể gây ảnh hưởng đến nhiều xét nghiệm dựa trên phản ứng oxi hóa khử.
– Vitamin PP sử dụng đồng thời với chất ức chế men khử HMG-CoA có thể làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân, với thuốc chẹn alpha-adrenergic có thể dẫn đến hạ huyết áp quá mức, có thể cần điều chỉnh liều thuốc hạ đường huyết hoặc insulin khi sử dụng vitamin PP, không nên dùng đồng thời vitamin PP với carbamazepin vì làm tăng độc tính.
– Vitamin E đối kháng với vitamin K nên kéo dài thời gian đông máu.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Chưa ghi nhận được báo cáo về nguy cơ cho phụ nữ mang thai và cho con bú nếu sử dụng đúng liều khuyến cáo hàng ngày (RDA).
Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thận trọng khi sử dụng thuốc khi đang lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể ảnh hưởng đối với một số người.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo