Táo bón ở trẻ 1 tháng tuổi là gì?
Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em với đặc điểm là giảm số lần đại tiện bình thường. Kèm theo đi tiêu khó và đau do phân rắn hoặc quá to. Khi số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày. Của trẻ bú mẹ dưới 3 lần/tuần (trên 2 ngày/lần). Trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón rất thường hay xảy ra. Mẹ cần biết khi nào thì trẻ bị táo bón nhẹ và khi nào trẻ bị táo bón nặng.
Táo bón ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm nhưng mẹ cần chú ý tránh để trẻ bị táo bón nặng. Ảnh hưởng tới các hệ tiêu hóa trong cơ thể trẻ khi 1 tháng tuổi.
Nguyên nhân của trẻ bị táo bón ở giai đoạn 1 tháng tuổi
- Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Quá trình chuyển hóa dinh dưỡng từ sữa thường rất chậm gây khó khăn cho việc đi ngoài.
- Mẹ bị táo bón, con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.
- Trẻ không hợp với sữa công thức (sữa bột, sữa hộp uống liền).
- Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ. Vì sữa mẹ có chứa hormone motilen giúp hỗ trợ nhu động ruột của trẻ.
Các biểu hiện khi trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón
Số lần đi ngoài ít hơn bình thường
- Trẻ đang bú bình hay trẻ 1 tháng tuổi không đi tiêu trong 3 ngày, thì được xem là bị táo bón.
- Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn không đi tiêu trong khoảng 1 tuần.
- Trẻ sơ sinh thường rên nhẹ, mặt găng đỏ khi đi ngoài.
Đi ngoài khó khăn
- Bị chứng táo bón ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là việc đi ngoài gặp rất nhiều khó khăn.
- Trẻ thường phải rặn nhiều.
- Mặt đỏ bừng lên.
- Vã mồ hôi.
- Thậm chí khóc rất nhiều vì đau rát.
Chướng bụng, ăn không tiêu:
- Bị táo bón, thức ăn không tiêu hóa được sẽ tích tụ lại khiến trẻ bị chướng bụng, khó tiêu.
- Sờ vào thấy bụng cứng, kèm theo đó là các hiện tượng đầy hơi, xì hơi nặng mùi.
Biếng ăn, quấy khóc:
- Khi bị táo bón lâu ngày, các chất độc trong cơ thể trẻ không được thải ra ngoài mà còn có nguy cơ hấp thu ngược trở lại.
- Khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nên giấc ngủ không sâu, không ngon.
Cách chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón
Dinh dưỡng cho trẻ, mẹ táo bón
- Cho trẻ 1 tháng bị táo bón ăn đủ số lượng sữa hàng ngày, uống nhiều nước.
- Khi trẻ đã bị táo bón thì mẹ không nên ăn cà rốt, hồng xiêm, táo.
- Trẻ bú sữa bò bị táo bón: Pha sữa loãng hơn bình thường một chút.
- Mẹ bị táo bón cho con bú thì phải điều trị táo bón cho mẹ. Bằng cách ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước.
- Mẹ hạn chế dung nạp dư lượng cơm gạo trắng, tinh bột và chuối. Thay bằng gạo nguyên cám, ngũ cốc, yến mạch…
- Nếu bé uống sữa công thức và bị táo bón, hãy đổi loại sữa bột khác. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa về loại sữa phù hợp cho trẻ.
Các biện pháp khác chữa trị táo bón cho trẻ
- Xoa bụng, massage cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái, 3-4 lần/ngày. Giữa 2 bữa ăn để kích thích tăng nhu động ruột.
- Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ, chọn thời gian lúc trẻ không vội vã. Nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng.
- Khi đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không có hiệu quả thì mới dùng thuốc. Dầu Parafin): 5-10 ml (trẻ nhỏ) vào buổi sáng.
- Thụt hậu môn là biện pháp cuối cùng; dùng nước ấm pha với Glycerin 30-40 ml. Đối với trẻ dưới 1 tuổi.
Các trường hợp cần tới bệnh viện điều trị
- Táo bón kéo dài trên một tuần.
- Thay đổi chế độ ăn của mẹ cũng không có tác dụng.
- Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng trướng.
Bài viết này giải đáp các thắc mắc về trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón có gây nguy hiểm cho trẻ. Hi vọng bạn những thông tin này giúp ích cho bạn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Sự phát triển của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
- Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
- Cẩm nang phát triển cho trẻ
- Sức khỏe con nhỏ
- Kỹ năng chăm con
- Phương pháp dạy con
Bài viết được tham khảo: wikimedia