Quá trình phát triển của thai nhi tuần 33
Thai nhi tuần thứ 33, Bé lúc này có kích thước cỡ dài hơn 43 cm tính từ đầu đến gót chân và cân nặng hơn 1,8kg.
Thai nhi tuần thứ 33 có thể lắng nghe, cảm nhận và thậm chí có thể nhìn thấy phần nào.
Nhạy cảm với ánh sáng xuyên qua thành bụng ngày càng mỏng hơn của mẹ, đôi mắt buồn ngủ khi trời tối và lóe sáng khi trời sáng.
Phổi của bé gần như đã hoàn toàn trưởng thành. Chất béo sẽ tiếp tục tích tụ trong cơ thể của bé để bảo vệ và giữ ấm cho bé.
Thai nhi khi được 33 tuần sẽ tăng trọng lượng trong vài tuần cuối cùng trước khi sinh.
Tuần thứ 33 mẹ thay đổi ra sao?
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ ở tuần 33
Vào thai nhi tuần thứ 33, trở nên lớn hơn và lấp đầy bụng của mẹ, khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
Mẹ có thể cảm thấy bản thân nặng nề từ việc tìm kiếm tìm một chỗ ngồi thích hợp tới việc ngủ cũng trở thành một thách thức lớn.
Mẹ có thể cảm thấy một số cơn đau và tê ở ngón tay, cổ tay và bàn tay.
Sự thay đổi tâm lý của mẹ ở tuần 33
Ở giai đoạn tuần 33 mẹ bầu thường có cảm giác nóng ruột thiếu kiên nhẫn. Trong suy nghĩ, mẹ thường hay tưởng tượng hình dáng và khuôn mặt của bé. Ngoài ra mẹ sẽ hơi ủy mị và dễ xuống tinh thần trong tuần này. Chân và lưng đau nhức cứ rút hết sức lực của bạn, và bạn giờ chẳng muốn làm gì nữa cả.
Lưu ý cho mẹ
Vào tuần thai thứ 33, các mẹ bầu nên sinh hoạt 1 cách hợp lý ăn uống điều độ và nghỉ ngơi đúng cách.
Các mẹ bầu nên hạn chế những hoạt động mạnh, khiêng vác các vật nặng. Vì sẽ dễ ảnh hưởng tới thai nhi
Nên tham khảo với bác sĩ về các loại thuôc bổ chất dinh dưỡng tốt cho thai nhi vào những tuần cuối này.
Lời khuyên của bác sĩ trong tuần 33
Trao đổi với bác sĩ
Khi thai nhi tuần thứ 33, nếu mẹ muốn uống thuốc ngủ, mẹ cần phải xin ý kiến của bác sĩ trước.
Hiện nay, không có bất kỳ loại thuốc ngủ nào hoàn toàn an toàn cho phụ nữ. Bác sĩ có thể giúp cân nhắc những rủi ro và lợi ích của việc dùng thuốc
Lên kế hoạch dự phòng cho việc sinh nở, dù thời gian mang thai lý tưởng là 40 tuần. Mẹ có thể sẽ sinh sớm hơn hoặc có biến chứng nào đó buộc phải ở lại bệnh viện lâu hơn dự tính.
Các xét nghiệm cần thiết
Đo cân nặng (thường thì mẹ sẽ tăng chậm lại hoặc dừng vào giai đoạn này)
Đo huyết áp (có thể hơi cao hơn giai đoạn giữa thai kỳ)
Đo đường và đạm trong nước tiểu
Tình trạng sưng bàn tay và chân, giãn tĩnh mạch chân
Kiểm tra cử cung của mẹ (cổ tử cung) bằng cách bác sĩ kiểm tra bên trong cửa mình để xem hiện tượng tử cung mỏng nong dần và bắt đầu giãn nở
Đo chiều cao của đáy tử cung
Đo nhịp tim của thai nhi Đo kích thước của thai nhi
Sức khỏe của mẹ và thai nhi tuần 33
Lưu ý về thực phẩm
Mẹ bầu nên tăng khẩu phần ăn với nhiều loại trái cây và rau khác nhau để tăng cường chất xơ, chống táo bón. Cũng phải lưu ý rằng, một chế độ ăn uống giàu chất xơ chỉ phát huy hiệu quả tối đa nhất khi bạn uống nhiều nước. Nhớ đảm bảo uống đủ 8 ly nước mỗi ngày các mẹ nhé!
Nếu bạn thấy hoa mắt chóng mặt thường xuyên trong giai đoạn này. Đây là một dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang bị thiếu chất sắt và một số vitamin cần thiết.
Do đó hãy bổ sung lượng sắt cho cơ thể qua các nguồn thực phẩm như thịt bò, gan, khoai tây…
Lưu ý về sức khỏe
Thai nhi tuần thứ 33Phần đông thai phụ mang bầu đều có nguy cơ cao bị mắc bệnh liên cầu khuẩn B.
Đây là loại bệnh ngụ trú ở trực tràng và âm đạo của bà bầu.
Bệnh này không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Việc thăm khám bác sĩ tại các bệnh viện uy tín là cách tốt nhất để bạn phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Bổ sung dinh dưỡng
Về dinh dưỡng khi thai nhi tuần 33 thì các mẹ bầu cần nên bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt là vitamin, sắt, chất xơ và đừng quên uống nhiều nước để chế độ ăn uống giàu chất xơ mang lại hiệu quả như mong muốn.
Xem thêm bài viết: Sự phát triển của thai nhi tuần 21 và những lưu ý
Sự phát triển của thai nhi tuần 23 và những lưu ý
Nguồn tham khảo: WebMD
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé !