Quá trình sinh con là một quá trình vĩ đại và khá đau đớn với các mẹ bầu. Vì vậy, để giảm tối đa việc đau đẻ quá nhiều, mẹ nên biết cách rặn khi sinh thường. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn và gợi ý cho mẹ một số bài tập, cách rặn khi sinh thường không đau đớn.
1. Thông tin tổng hợp về sinh thường
Ưu điểm của sinh thường
Phương pháp sinh thường là sự lựa chọn cũng như mong muốn của hầu hết các mẹ bầu khi mang thai. Vì sinh thường mẹ sẽ không bị mắc một số bệnh sau này. Ngoài ra sinh thường còn có thể giúp mẹ bầu cảm nhận cảm giác tuyệt vời của người phụ nữ đó là sinh con.
Quy trình sinh thường
Giai đoạn 1: Bắt đầu chuyển dạ
Chuyển dạ
Khởi phát chuyển dạ là bước đầu tiên của quá trình sinh. Mẹ có thể có cơn chuyển dạ tự nhiên. Sau đó được kích thích thêm bằng thuốc hoặc kỹ thuật thủ công để rặn đẻ nhanh, dễ hơn và bớt đau đớn hơn.
Rạch tầng sinh môn
Hầu hết các trường hợp mẹ phải rạch tầng sinh môn để mở rộng cửa âm đạo, giúp qy trình sinh thường diễn ra nhanh hơn. Vết rạch được cắt tại phần da ở giữa âm đạo vầ hậu môn (đáy chậu). Điều này không những giúp em bé được ra ngoài nhanh hơn, an toàn hơn. Mà còn bảo vệ đáy chậu của mẹ khỏi bị tổn thương. Trong các tình huống sau, cắt tầng sinh môn được phép thực hiện:
- Em bé ở vị trí ngôi mông
- Em bé to và nặng cân
- Quy trình sinh thường diễn ra quá lâu do đáy chậu dày và cứng
Giai đoạn 2: Sinh con
Toàn bộ giai đoạn thứ hai của quy trình sinh thường có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Nếu không dùng cách gây tê ngoài màng cứng, thời gian trung bình là gần một giờ cho lần sinh con đầu tiên và khoảng 20 phút nếu bạn đã từng sinh qua ngã âm đạo trước đó. Nếu bạn lựa chọn gây tê ngoài màng cứng, giai đoạn này thường kéo dài lâu hơn.
Sau khi đầu em bé xuất hiện, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn sẽ kéo bé ra dần dần rồi lần lượt hút chất nhầy trong mũi và miệng cho bé. Sau đó, họ kiểm tra xem dây rốn có quấn cổ bé hay không. Nếu dây rốn quấn xung quanh cổ của em bé, bác sĩ sẽ kéo nó qua đầu bé. Nếu cần, họ sẽ kẹp và cắt nó.
Sau đó, đầu của bé sẽ quay sang một bên khi vai bé bắt đầu xoay bên trong xương chậu của bạn để chuẩn bị đi ra. Với cơn co thắt tiếp theo, bạn sẽ được hướng dẫn để dùng lực đẩy khi vai bé ló ra, rồi đến cơ thể của bé được đẩy ra ngoài. Chúc mừng mẹ! Quy trình sinh thường đã hoàn tất!
Giai đoạn 3: Sổ nhau thai
Giai đoạn này diễn ra trong thời gian ngắn nhất khi sinh thường. Có thể kéo dài từ 5-30 phút nhưng phổ biến nhất là trong vòng 10 phút ngay sau khi trẻ chào đời.
Sau khi trãi qua quy trình sinh thường và chào đời thành công, các cơn co thắt nhẹ sẽ xuất hiện ở tử cung mẹ. Đó là dấu hiệu cho thấy nhau thai của người mẹ đang tách khỏi thành tử cung và chuẩn bị sổ ra ngoài. Bác sĩ, hộ sinh có thể sẽ thực hiện một vài động tác mát-xa để tạo áp lực lên tử cung của người mẹ và dây rốn có thể bị kéo dãn nhẹ. Nhờ vậy, rau thai được sổ ra ngoài. Mẹ đến giai đoạn sau sinh.
Một số nguy cơ có thể xảy ra khi sinh thường
Rách âm đạo khi sinh
Tình trạng này thường xảy ra với các mẹ bầu lần đầu sinh con. Ngoài ra còn xảy ra ở các mẹ mang tăng cân quá nhiều, quá trình sinh con diễn ra quá nhanh, vị trí của thai nhi… Hơn nữa, việc sử dụng các thủ thuật trợ sinh như forceps, giác hút cũng khiến sản phụ bị rách âm đạo.
Bé bị kẹt vai khi sinh
Tình trạng khó sinh do kẹt vai được đánh giá là một cấp cứu sản khoa khá nguy hiểm. Nó không chỉ gây ra khó khăn cho quá trình sinh nở, làm kéo dài thời gian chuyển dạ mà nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và nhất là với đứa trẻ.
Băng huyết sau sinh
Băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau như choáng do giảm thể tích tuần, hoàn, đưa đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong. Đây cũng là yếu tố dẫn đến nhiễm trùng hậu sản. Ngoài ra, không kịp cầm máu hay phát hiện trễ dẫn đến nguy cơ rất cao thai phụ tử vong do mất máu quá nhiều.
Nên chọn phương pháp sinh thường khi nào?
Hầu hết, bác sĩ đều khuyên mẹ bầu nếu không có các dấu hiệu bất thường về thai nhi. Tình trạng thai kỳ ổn định và không có các dấu hiệu biến chứng thai kỳ thì nên sinh tường.
Mẹ nên tập rặn khi sinh thường khi nào?
Mẹ bầu nên tập rặn sinh thường ở giai đoạn thai kỳ cuối và nên tập trước tuần 37 nhé! Ngoài ra, mẹ vẫn nên giữ thói quen tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để quá trình sinh con diễn ra nhanh chóng.
Ở giai đoạn thứ 3 của quá trình mang thai, mẹ sẽ cảm thấy thân thể nặng hơn, cơ thể mệt mỏi hơn. Nhưng đừng vì thế mà quên không tập cách rặn để chuẩn bị đón bé chào đời một cách tốt nhất. Vì khi mẹ biết cách rặn khi sinh thường sẽ dễ hơn, bớt đau hơn cũng như sẽ cảm thấy tự tin khi lên bàn đẻ.
Đọc thêm: Nên sinh thường hay sinh mổ sẽ tốt hơn cho mẹ bầu?
Hướng dẫn mẹ bầu cách rặn sinh thường không đau
Cơn gò tử cung chuyển dạ bắt đầu xuất hiện làm bụng mẹ cứng dần, xuất hiện những cơn đau. Lúc này mẹ nên hít vào một hơi thật sâu. Tiếp theo sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh. Hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh. Dồn hết sức và hơi rặn thật mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp đưa bé ra ngoài.
Lúc mẹ thấy mình gần sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau bụng. Mẹ có thể hít vào một hơi để rặn tiếp tục cho đến khi không thấy đau bụng nữa. Hoặc cho đến khi bác sĩ kêu mẹ ngừng rặn và bé đã chào đời.
Các bài tập rặn và thở sinh thường mẹ nên chuẩn bị
Bài tập rặn và thở sinh thường 1: Rặn và thở khi sinh
Cách rặn và thở khi sinh mẹ nên biết. Ngồi trên sàn, hai chân gấp lại thành hình chữ V ngược. Hai bàn chân mở rộng, hai bàn tay luồn qua mặt ngoài đùi và ôm lấy đùi. Khi bác sĩ thông báo đã đến lúc và yêu cầu rặn. Mẹ hãy hít một hơn thật dài, nín thở ngậm hơi trong mồm, và nhẩm chậm trong đầu từ 1 đến 7, đồng thời đưa hơi xuống kênh đẻ.
Bài tập rặn và thở sinh thường 2: Thở ngắn – nhanh – nông
Khi cổ tử cung đã mở 8-10 cm. Đầu thai nhi tụt xuống, làm chèn ép vào bàng quang, và trực tràng nên cảm giác đầu tiên của người mẹ là muốn rặn. Cơn đau dồn dập, rất mạnh (2-3 phút/cơn), cơn co kéo dài 50-55 giây. Khi này, mẹ càng phải bình tĩnh hơn, thở để tránh rặn non có thể gây phù nề cổ tử cung gây khó khăn cho cuộc đẻ.
Cách tiến hành thở khi sinh:
Cơn co bắt đầu, hãy thở 3 lần bằng hơi thở ngắn, đến hơi thở thứ 4 thì thổi mạnh.
Lặp lại 4 lần như vậy, lần thứ 5 thì hít vào, thổi ra từ từ. Sau đó cân bằng khí.
Lưu ý:
Khi tập bài tập trên, mẹ cần áp dụng tư thế ngồi nghỉ của bà bầu:
Hai chân khoanh tròn trước mặt, không chân nào đè vào chân nào, đầu, lưng thẳng, hai vai xuôi, hai tay đặt nhẹ lên gối.
Nên ngồi tập nơi yên tĩnh và thoáng khí.
Bài tập rặn và thở sinh thường 3: Thở ngực nông
Khi cổ tử cung mở 6-8 cm, các cơn co lúc này diễn ra mau hơn, mạnh hơn. Kéo dài hơn (40-50 giây/cơn), khoảng cách giữa các cơn khoảng 3 phút/ lần. Lúc này cơn đau tăng, nếu không ngồi được thì mẹ có thể đứng.
Cách tiến hành rặn và thở khi sinh:
Khi bắt đầu cơn đau, hãy hít một hơi thật sâu qua mũi rồi thở ra bằng miệng.
Sau đó thở ngắn qua miệng, nhịp thở ngắn dần theo mức tăng của cơn đau.
Khi cơn đau đạt đỉnh điểm hơi thở nhanh, gấp, nối tiếp nhau.
Khi cơn đau giảm, chuyển thở ngắn giống ban đầu.
Hết cơn đau, hít thật sâu rồi thổi ra và cân bằng khí.
(Cách cân bằng khí: Lấy hai tay chụm lại đặt dọc trước mũi miệng thổi dài hơi và hít không khí trong tay mình).
Khi tập thở kiểu này bạn sẽ cảm thấy hơi mệt, chóng mặt nhưng đây là hiện tượng sinh lí bình thường, không cần lo lắng.
Bài tập 4: Thở ngực chậm
Khi thấy cổ tử cung mở 2-6 cm. Cơn co diễn ra trong khoảng 20-25 giây, tần số thưa, khoảng cách giữa các cơn co dài (khoảng 4-5 phút xuất hiện một cơn). Mẹ hãy thở ngực chậm để giữ sức và lấy nhiều oxy cho hai mẹ con.
Cách tiến hành rặn và thở khi sinh:
Bắt đầu cơn co, hãy hít thật sâu không khí qua mũi vào tận đáy phổi và thở ra bằng miệng để đẩy hết thán khí ra. Nếu thực hiện đúng, mẹ sẽ thở khoảng 9-11 lần/phút.
Xem bài viết liên quan: Quá trình sinh nở; Chăm sóc sau sinh; Dinh dưỡng thai kỳ
Tổng hợp tất cả các cách chăm sóc mẹ bầu sau sinh
Phương pháp mổ sinh con có ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ sau này?
5 Bí quyết cân bằng cuộc sống cho mẹ bầu sau sinh
Phục hồi sức khỏe sau sinh cho mẹ bầu
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!