Mang thai là điều vô cùng hạnh phúc đối với các bậc cha mẹ. Không cần dùng đến que thử thai hay thăm khám bác sĩ, chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết được các dấu hiêu mang thai. Cùng Medplus tìm hiểu bài viết Nhận diện 17 Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên chính xác nhất.
1. Trễ kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt trung bình – tính từ ngày đầu tiên xuất hiện chu kỳ đến khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo là 28 ngày. Một chu kỳ ngắn từ 21 ngày hoặc kéo dài đến 35 ngày được coi là bình thường.
Mỗi người phụ nữ đều có một chu kì kinh nguyệt khác nhau, phù hợp với cơ địa mỗi người. Chu kì này chỉ có chính người phụ nữ đó nắm rõ. Vì vậy trễ kinh là dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên do họ phát hiện. Tuy nhiên, trễ kinh nguyệt chỉ đúng khi:
- Đối với những chị em đã có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Trước đó có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
- Chị em đã có quan hệ tình dục không an toàn và bị trễ kinh trên 1 tuần thì khả năng mang thai là rất cao. Sau khi trứng đã thụ tinh thì sẽ đi ngược về buồng tử cung và sinh trưởng.
2. Ngực căng và khá nhạy cảm
Dấu hiệu mang thai 2 tuần khá dễ nhận biết là ngực căng và nhạy cảm hơn bình thường. Chị em sẽ cảm thấy khá khó chịu, như bị kim châm hoặc ngứa quanh vú, đặc biệt là ở đầu nhũ hoa. Điều này xảy ra do hormone thai kì gia tăng. Nó làm tăng cung cấp máu cho vùng ngực. Đây là lí do khiến vùng ngựa khó chịu và bị tức ngực tương đối giống thời gian bắt đầu kinh nguyệt.
Có thể cảm thấy vùng ngực căng và nhạy cảm khoảng 1 tuần sau khi thụ thai. Áo lót sẽ cọ xát vào ngực nhiều hơn bình thường khiến chị em thấy không thoải mái.
3. Que thử thai 2 vạch
Với que thử thai tại nhà, chúng ta có thể thử sau 7-10 ngày, bạn có thể biết mình đang có thai hay không.
Cách thử que thử thai chính xác
Bước 1: Lấy mẫu nước tiểu từ sáng sớm vào trong khay đựng.
Bước 2: Xé bao nhôm và dùng que thử thai trong vòng 15 phút
Bước 3: Nhúng que thử vào khay nước tiểu theo hướng mũi tên chỉ xuống sao cho không ngập quá mũi tiên chỉ mức Max.
Bước 4. Đợi sau ít nhất 5 phút và đọc kết quả
Cách đọc kết quả que thử
Ngoài việc tuân thủ đúng các bước sử dụng que thử, bạn cũng cần phải đọc kết quả que thử chính xác và phân đoán định được đâu là kết quả giả và đâu là kết quả thật. Dưới đây là cách đọc kết quả que thử cho các trường hợp, trong đó bao gồm trường hợp xuất hiện trên que thử thai 2 vạch mờ:
- Nếu xuất hiện một vạch hồng: âm tính
- Nếu vạch hồng thứ hai hiện ra dưới vạch hồng đầu tiên: dương tính
- Nếu không xuất hiện vạch nào: mẫu thử bị lẫn tạp chất hoặc que thử quá hạn sử dụng
- Nếu xuất hiện trên que thử thai hai vạch mờ: có thai nhưng có thể thai nhỏ vì độ đậm, nhạt của vạch hồng thứ hai sẽ phụ thuộc vào tuổi thai của bạn.
Thời gian đọc kết quả: trong vòng 15 phút, nếu đọc kết quả sau 15 phút thì cần phải thử lại. Đây là phương pháp xác định dấu hiệu mang thai 2 tuần chính xác và nhanh nhất.
4. Màu sắc âm đạo chuyển từ hồng sang đỏ tím
Một dấu hiệu sớm khác của thai kì là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Âm hộ và âm đạo thông thường sẽ có màu hồng. Tuy nhiên khi bạn có thai, màu sắc âm đạo sẽ chuyển sang đỏ tím.
Sự thay đổi có nguyên nhân từ sự gia tăng lượng máu cung cấp đến các mô xung quanh âm đạo, thường được gọi là dấu hiệu Chadwick. Căn bản cũng do sự thay đổi hormone để do quá trình thụ thai thành công. Mẹ có thể dùng gương nhỏ để kiểm tra màu sắc “cô bé” nếu cảm thấy mình có thể mang thai.
5. Dịch âm đạo có màu sắc hoặc mùi khác biệt
Bạn sẽ thấy rằng ở giai đoạn sớm của thai kỳ âm đạo sẽ tiết dịch một ít, và dịch sẽ nhiều hơn trong suốt thời gian bạn mang thai. Tiết dịch khi có thai là dấu hiệu vô hại và sẽ tương tự như dịch tiết bình thường của bạn.
Đừng cố rửa sạch âm đạo vì điều này có thể gây kích ứng da và mất cân bằng chủng vi khuẩn tự nhiên. Khi có thai, bạn cũng sẽ dễ bị nhiễm nấm, mặc dù không có hại cho thai nhi 2 tuần tuổi nhưng bạn cần điều trị.
Nếu âm đạo chảy dịch có màu sắc hoặc mùi khác biệt, bạn phải đi khám ngay lập tức. Có thể đây là dấu hiệu mang thai 2 tuần đầu thai kì.
6. Nhạy cảm với mùi vị thức ăn
Trong những tuần đầu mang thai, có những mùi trước đây chúng ta cảm thấy bình thường, bây giờ cảm thấy khó chịu. Có những mùi vị trước đây rất ghét nhưng bây giờ lại thấy vô cùng thích thú.
Trong thời gian đầu mang thai, mẹ sẽ cảm thấy thay đổi khẩu vị. Bạn cũng cảm giác được trong miệng có vị khác biệt. Ví dụ như mùi kim loại. Nó làm chị em trở nên nhạy cảm với mùi vị thức ăn hoặc nấu nướng. Nhiều món ăn khoái khẩu nhưng bây giờ mỗi lần thấy chị em không thể nào chịu nổi.
Khứu giác của các bà bầu dễ bị ảnh hưởng của các mùi lạ hơn so với trước khi mang bầu rất nhiều.
7. Tiểu đêm, mệt mỏi
Ngoài ra bà bầu cũng sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, tiểu nhiều vào đêm, đau đầu, đau lưng, táo bón, đầy hơi, chuột rút hoặc dễ thay đổi cảm xúc… Các dấu hiệu này thường bị nhiều chị em phụ nữ bỏ qua vì cho rằng có thể do thời tiết, hoặc các tác nhân bên ngoài.
Thực tế, đây cũng chính là những triệu chứng báo hiệu có thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi hóc môn trong cơ thể bạn. Các mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường, nhất là vào buổi đêm.
Bởi những tháng đầu thai kỳ, tử cung của bạn to ra, gây chèn ép vào bàng quang tạo cảm giác làm mẹ bầu đi tiểu nhiều.
8. Xuất hiện máu bào thai trong 2 tuần đầu
Một vài vệt máu hồng sẽ xuất hiện khi bạn bắt đầu mang thai, tình trạng này có thể gặp ở tuần thứ 6 hoặc 7. Do không hay để ý đồ lót, nên rất nhiều bà mẹ đã vô tình bỏ lỡ dấu hiệu mang thai 2 tuần đầu độc đáo này.
9. Ốm nghén
Thời gian sớm nhất ốm nghén có thể ghé thăm mẹ bầu là sau 2 tuần thụ thai. Lúc này phụ nữ sẽ thích các loại đồ ăn giúp làm giảm cơn nghén. Đặc biệt khó chịu với các loại thực phẩm như trứng, cà phê, đồ chiên rán… Đồng thời buồn nôn. Ngoài ra, cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Lúc này, cần bổ sung thêm các loại hoa quả tươi, giàu vitamin và các món ăn nhẹ. Tình trạng ốm nghén là dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên đặc trưng của chị em.
10. Chán ăn
Thông thường, ốm nghén khiến các mẹ bầu cảm thấy buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng. Bạn sẽ có nhu cầu sử dụng các loại thức ăn để giúp dịu cơn ốm nghén hơn là vì thèm ăn loại thức ăn đó.
Vì vậy, tình trạng chán ăn xảy ra. Nhiều mẹ bầu không ăn gì rất nguye hiểm. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.
11. Xuất hiện vài cơn đau bụng âm ỉ
Một vài cơn đau bụng âm ỉ là những dấu hiệu mang thai sau ở những tuần đầu tiên mà phụ nữ có thể sẽ cảm nhận được. Chúng thường bị nhầm lẫn với ngày “đèn đỏ”. Tuy nhiên, kết hợp với những dấu hiệu khác, chúng ta sẽ có thể khẳng định mình có mang thai hay không.
12. Thường xuyên mệt mỏi
Trong 2 tuần đầu mang thai, chị em luôn trong trạng thái vô cùng mệt mỏi, uể oải. Lượng Hormone Progesterone sẽ gia tăng đột biến gây lên các cơn đau đầu, khó thở. Đồng thời cơ thể phải hoạt động hết công suất để cung cấp đủ lượng máu khi bạn bắt đầu mang thai.
Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên làm các bà mẹ vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Sau đó các bà mẹ lại tràn đầy năng lượng.
13. Đau lưng
Cơ bụng bắt đầu lỏng lẻo, nặng trĩu và kéo theo các cơn đau mỏi nhẹ ở phần hông lưng để thích nghi và sẵn sàng với sự phát triển của thai nhi.
Hiện tượng này tương đối giống đau lưng trước kì kinh nguyệt. Tuy nhiên, nó kéo dài lâu hơn. Tình trạng này làm chị em vô cùng chán nản, đau nhức, mất tinh thần.
14. Chuột rút
Hiện tượng chuột rút không phải là dấu hiệu có thai sau tuần đầu quan hệ phổ biến ở các bà mẹ. Nguyên nhân xuất phát từ việc tử cung bị kéo dãn. Nó gây chèn ép lên các cơ và mạch máu ở dưới chân. Một số phụ nữ cũng bị chuột rút khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy rất dễ gây nhầm lẫn, chủ quan. Chị em cần xem xét chung các dấu hiệu mang thai 2 tuần khác. Để từ đó, có kết luận chính xác nhất mình có mang thai hay không.
15. Chảy máu cam
Áp lực lưu thông máu tăng cao sẽ có thể gây căng và tác động lên các thành mạch. Chính vì thế, ở những nơi thành mạch mỏng như mũi sẽ rất dễ chảy máu. Ví dụ điển hình có thể nhắc tới như chảy máu cam. Tình trạng này có thể chấm dứt sau khoảng thời gian ngắn. Vì vậy nếu chưa từng chảy máu cam, chị em hết sức chú ý dấu hiệu mang thai 2 tuần này.
16. Cân nặng thất thường
Trong thời kì đầu mang thai, sẽ có rất nhiều sự thay đổi đột ngột về thói quen , nội tiết tố trong cơ thể. Đây là lí do dẫn đến việc tăng cân mất kiểm soát.
Có thể có những lý do tăng cân ở đây không phải là “thai nhi” mà là mỡ. Nếu đột nhiên bạn thấy cơ thể mình có vẻ nặng nề, tăng cân và khẩu vị ăn uống thay đổi, rất có thể bạn đã có tin vui rồi đấy. Đây là dấu hiệu mang thai tuần đầu thai kì cần quan tâm.
17. Xuất hiện rôm, sẩy
Nội tiết thay đổi, thân nhiệt tăng nhanh nếu không kịp thoát mồ hôi có thể dẫn đến rôm sảy ở mẹ bầu. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xuất hiện hoặc không ở tùy người tùy từng cơ địa và môi trường sống.
Vì vậy đây là dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên xuất hiện ở một số ít chị em. Nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, bỏ qua dấu hiệu này nha.
Trên đây là những dấu hiệu mang thai tuần đầu các bà mẹ cần lưu ý. Có những dấu hiệu tương đối giống các triệu chứng trước khi có kinh nguyệt nên chúng ta cần kết hợp xem xét cùng các dấu hiệu khác. Để từ đó, chị em phát hiện sớm. có phương pháp chăm sóc sức khỏe bản thân, tốt cho cả mẹ và em bé.
18.Nhiệt độ cơ thể tăng
Khi mang thai, hormone progesterone sẽ tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Điều này làm nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao hơn bình thường. Tương tự giống nhiệt độ cơ thể trong những ngày rụng trứng.
Nếu theo dõi nhiệt độ cơ thể mình, mẹ có thể dễ dàng nhận thấy dấu hiệu này. Đây là một dấu hiệu mang thai thường bị bỏ sót, vì mẹ có thể chỉ nghĩ rằng mình đang bị cảm lạnh hay quá mệt mỏi.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tuần đầu tiên giúp mẹ khoẻ- con khoẻ
Bổ sung Axit folic
Axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ đang muốn có bầu hoặc mang thai trong giai đoạn đầu cần 500 microgram axit folic mỗi ngày. Mẹ nên bổ sung axit folic từ trước khi mang thai cho đến hết thai kỳ, dưỡng chất này cực kỳ quan trọng đối với thai nhi.
Mẹ bầu có thể bổ sung qua thực phẩm như các loại rau màu xanh thẫm như: rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc. Hoặc một số loại hạt như vừng, lạc, thịt gia cầm, nội tạng động vật như tim, gan… Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng viên uống cung cấp axit folic theo chỉ định của bác sĩ tùy vào tình trạng.
Bổ sung Vitamin B6
Vitamin B6 rất quan trọng trong dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên. Vì nó có thể giúp ngăn ngừa buồn nôn và nghén. Buồn nôn, ói mửa là vấn đề lớn nhất và hầu hết phụ nữ cảm thấy khó chịu ở giai đoạn này. Thay vì dùng thuốc, hãy thay thế bằng các thực phẩm giàu vitamin B6. Một số thực phẩm được gợi ý như: ngũ cốc nguyên hạt, cá hồi, bơ đậu phộng, chuối, quả hạch …
Bổ sung chất sắt
Sắt có chức năng tăng thể tích máu, phòng ngừa thiếu máu ở mẹ. Giúp hình thành các tế bào máu, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể của mẹ và bé. Bổ sung đủ sắt vào thực đơn dinh dưỡng tháng đầu tiên thông qua các thực phẩm như: trứng, thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt…
Bổ sung canxi
Canxi giúp hình thành xương, răng cho thai nhi. Mẹ bầu cần chú ý bổ sung canxi trong trong giai đoạn này. Canxi giúp hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương khớp, răng vững chắc cho thai nhi.
Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ canxi có thể cảm thấy đau nhức xương. Bé bị còi khi còn trong bụng mẹ và sinh ra có nguy cơ còi xương. Các thực phẩm giàu canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ…
Bổ sung Protein
Protein giúp phát triển các tế bào mô của thai nhi, nuôi cơ thể đang phát triển của bé và cung cấp các axit amin. Đồng thời giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, tăng thể tích tuần hoàn của mẹ.
Các thực phẩm giàu đạm cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu tiên như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ…
Bổ sung Vitamin D và C
Bà bầu hoàn toàn có thể tắm nắng sớm để hấp thu vitamin D. Điều này nhằm góp phần phát triển hệ xương cho thai nhi, hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn. Điều quan trọng cần ghi nhớ là nguyên tắc phơi nắng an toàn. Mẹ nên phơi nắng trước 7 giờ sáng và sau 4 giờ chiều là đủ.
Vitamin C giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ khớp, mạch máu cho bào thai tháng đầu tiên. Tạo bánh nhau vững chắc, tăng cường sức đề kháng. Bà bầu có thể ăn các loại rau xanh, trái cây như bưởi, cam, quýt… giàu vitamin C.
Xem thêm Dấu hiệu có thai khi kinh nguyệt không đều
Nguồn tham khảo: NHS
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé