Nhiều mẹ bầu được truyền tai nhau, ăn nhiều lá tía tô vào những tuần cuối thai kỳ giúp mẹ chuyển dạ nhanh hơn và giúp cho quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên điều này có được khoa học chứng minh? Hãy cùng Songkhoe.medplus tìm hiểu ngay nhé!
1. Bà bầu ăn tía tô được không?
Bà bầu ăn tía tô được không? Trước hết hãy cùng Medplus tìm hiểu cây tía tô là gì nhé! Tía tô hay còn được gọi là tử tô là loại cây có mùi thơm, vị cay, tính ấm được sử dụng nhiều làm gia vị trong các bữa ăn của người Việt. Theo Đông y, cây tía tô dùng là cây thuốc chữa cảm lạnh, đầy bụng, ho, giải độc.
Câu hỏi bà bầu ăn tía tô được không? Theo BS. Hoàng Xuân Dại trả lời trên trang Sức khỏe và Đời sống cho hay tía tô rất tốt cho bà bầu. Bà bầu ăn tía tô rất tốt cho sức khỏe và chữa được một số loại bệnh trong thai kỳ.
Xem thêm: Bà bầu có được ăn tôm không? Lưu ý mẹ cần ghi nhớ
2. Lợi ích khi bà bầu ăn tía tô
Theo Bs. Hoàng Xuân Dại bà bầu ăn tía tô chữa một số bệnh trong thai kỳ rất an toàn mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh như:
Bà bầu ăn tía tô trị ốm nghén
Ốm nghén thường xuất hiện vào 3 tháng đầu thai kỳ với các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, nôn ói khi mang thai. Để hạn chế những biểu hiện khó chịu do ốm nghén mang lại mẹ sử dụng tía tô với những loại thảo dược khác như sau:
Cách làm
- Tía tô 20g
- Ngải diệp, đương quy, hoài sơn và bạch truật, phục long can mỗi thứ 16g
- Phòng sâm, cẩu tích, liên nhục, liên kiều, cam thảo mỗi thứ 12g
- Đỗ trọng và sơn tra mỗi thứ 10g
- Sinh khương khoảng 3 lát.
- Đại táo khoảng 4 – 5 quả.
- Mẹ sắc đều đặn một ngày/ thang.
Những thảo dược kết hợp với tía tô có công dụng giảm ốm nghén, bổ tì, dưỡng thai cho mẹ và thai nhi.
Bà bầu ăn tía tô giải cảm
Nếu mẹ đang bị cảm cúm do thay đổi thời tiết và không muốn sử dụng thuốc kháng sinh vì có thể gây hại cho thai nhi. Rất đơn giản, ăn cháo tía tô giải cảm cho bà bầu. Mẹ chỉ cần ăn cháo thịt bằm, cháo thịt gà…bỏ thêm 1 nắm lá tía tô ăn kèm. Sau khi ăn xong mẹ sẽ thấy cơ thể toát mồ hôi nhiều hơn. Cơ thể bớt mệt mỏi, các triệu chứng cảm cúm cũng dần biến mất.
Bà bầu sử dụng tía tô làm giảm phù nề
Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối, mẹ thường xuyên gặp mặt với tình trạng tây chân sưng phù. Kéo dài thời gian mẹ sẽ đối mặt với những cơn đau và khó chịu mang lại.
Để giảm hẳn các triệu chứng này, mẹ bầu dùng lá tía tô như sau:
- Sử dụng 100g tía tô rửa sạch
- Đun sôi 1 lít nước, bỏ tía tô vào nước sôi khoảng 5 phút.
- Sau đó bỏ 1 nắm hạt muối vào làm nước ngâm chân.
Mẹ ngâm chân với nước tía tô không chỉ giúp giảm phù nề, loại bỏ độc tố trong cơ thể mà còn giúp mẹ thoải mái tinh thần, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Bà bầu dùng lá tía tô giúp đẹp da
Khi mang thai do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể, mẹ phải đối mặt với tình trạng da mặt đầy mụn.
Để cải thiện tình trạng này, mẹ sử dụng lá tía tô như sau:
- Một nắm lá tía tô ( khoảng 50g), rửa sạch, cho vào cối, giã lấy nước.
- Dùng nước tía tô chấm lên những vết mụn.
- Sau 30 phút đem rửa sạch.
Chỉ với những bước làm đơn giản, mẹ sẽ thấy tình trạng mụn trên da mặt giảm hoàn toàn do tía tô có tính kháng viêm giúp đánh bay những vết mụn trên khuôn mặt.
Bà bầu ăn lá tía tô giảm nhiệt thai
Khi mang thai, mẹ thường xuyên bị các triệu chứng nóng bụng, cồn cào, chán ăn, nước tiểu có màu đỏ đục, nhiệt miệng…Mẹ đừng lo lắng, tía tô có thể kết hợp với các thảo dược khác để chữa các triệu chứng khó chịu này như sau:
- Lá tía tô, đương quy, liên kiều, hoài sơn mỗi thứ 16g.
- Chi tử, bạch truật, liên nhục, khởi tử mỗi thứ 12g.
- Hoàng cầm, ngân hoa, đỗ trọng mỗi thứ 10g.
- Sắc thành 1 thang uống 7-8 ngày.
Bà bầu ăn lá tía tô giúp trị ho, khó thở
Những cơn ho dai dẳng từ sự thay đổi thời tiết luôn làm me khó chịu, mệt mỏi. Khi thai nhi ngày càng lớn lên mẹ sẽ cảm thấy khó thở. Mẹ có thể dùng lá tía tô sắc với các thảo dược khác như:
- Tía tô, cát cánh mỗi thứ 16g.
- Kinh giới, lá xương sông, rau tần và cam thảo mỗi thứ 12g.
- Mơ muối, trần bì, bối mẫu, tang bạch bì, bạch quả, bạch linh mỗi thứ 10g.
- Sắc thành một thang uống 5-7 ngày giúp mẹ tiêu đàm, giảm ho, khó thở.
3. Bà bầu ăn nhiều tía tô có sao không?
Bất kỳ thực phẩm nào khi sử dụng nhiều đều không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Tía tô cũng vậy, nếu mẹ ăn nhiều lá tía tô gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Tăng huyết áp
Theo Lương y Bùi Hồng Minh – Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình khuyên bà bầu không nên uống nước tía tô thay nước uống hằng ngày. Nếu uống nhiều bà bầu có nguy cơ bị tăng huyết áp. Đối với những mẹ bầu cao huyết áp không nên uống nước tía tô vì có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp đột ngột, khó kiểm soát.
Lá tía tô không giúp mẹ chuyển dạ nhanh và dễ sinh
Chưa có một chứng minh khoa học nào chứng minh rằng mẹ uống nước tía tô nhiều vào giai đoạn cuối giúp đẩy nhanh quá trình chuyển da, con sinh ra dễ dàng hơn. Vậy nên mẹ chỉ nên sử dụng lá tía tô khi cần thiết chứ không nên lạm dụng quá nhiều. Điều đó gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
4. Lưu ý khi bà bầu ăn tía tô
- Không đun sôi lá tía tô quá 15 phút sẽ làm mất hết các tinh chất dầu có trong tía tô.
- Mẹ không nên uống nhiều nước tía tô thay nước lọc hằng ngày.
- Tía tô dùng để chữa các bệnh sưng phù, giảm nghén không có tác dụng bồi bổ như các vitamin và thực phẩm giàu dưỡng chất. Mẹ nên lưu ý sử dụng lá tía tô
5. Gợi ý thực đơn với lá tía tô cho bà bầu
Cháo tía tô
Nguyên liệu:
- 1/2 chén gạo
- 500ml nước
- 200g thịt lợn nạc
- 1 nắm lá tía tô
- Các gia vị nêm nếm như dầu ăn, muối, hạt nêm, mì chính.
Cách làm:
- Vo gạo thật sạch rồi cho vào nồi. Đổ 500ml nước nấu thật nhừ.
- Thịt nạc băm nhỏ. Cho dầu vào chảo cho nóng, cho thịt vào, đảo đều nêm nếm gia vị. Đậy nắp cho thịt chín.
- Lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ. Nấu cháo xong cho thịt bằm và lá tía tô vào ăn kèm.
- Sau đó nằm trùm chăn lại để mẹ bầu toát mồ hôi. Cháo tía tô giúp mẹ bầu giải cảm nhanh chóng mà không cần thuốc.
Nước tía tô
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá tía tô.
- 200ml nước.
Cách làm:
- Lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi. Đổ 200ml nước vào nấu sôi 5 phút.
- Đổ nước ra ly, bà bầu uống ngay khi còn nóng.
- Đắp chăn để toát mồ hôi.
Như vậy, Medplus.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thắc mắc Bà bầu ăn tía tô nên lưu ý những gì? Hi vọng những thông tin hữu ích sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức dinh dưỡng khi mang thai.
Xem thêm bài viết:
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!