Trứng gà rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên nhiều bà bầu thắc mắc rằng bà bầu ăn trứng gà ung được không? Sau đây hãy cùng Songkhoe.medplus tìm hiểu ngay nhé!
1. Trứng gà ung là gì?
Theo tiến sĩ Đào Huy Phong – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực phẩm và Dinh dưỡng cho biết trứng gà ung là loại trứng đưa vào lò ấp hoặc gà mái ấp không nở thành con. Do một số nguyên nhân về nhiệt độ mà trứng gà không nở thành con. Hoặc có thể do trứng không được thụ tinh. Chất đạm trong lòng đỏ trứng biến chất và có độc vì lưu huỳnh trong trứng biến thành sulful hidro (H2S).
2. Thành phần dinh dưỡng của trứng ung
Nếu trứng gà bình thường sẽ luôn có đầy đủ chất dinh dưỡng rất tót cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Trứng gà luôn có 2 phần mẹ dễ nhận biết nhất là lòng trắng và lòng đỏ. Khi trứng gà bị ung thì không còn lòng trắng và lòng đỏ, màu sắc và mùi vị cũng thay đổi. Trứng sẽ có màu vàng đục và mùi tanh do protein phân hủy, biến chất.
Trứng gà bình thường bao gồm các chất dinh dưỡng như protein, lipit, vitamin A, B, D, canxi, sắt, kali…Nhưng trứng ung không chứa các chất dinh dưỡng này mà đã bị phân hủy hết. Protein trong trứng bị phân hủy tạo thành mùi trứng thối.
3. Bà bầu ăn trứng gà ung được không?
Ngày này có ngày càng nhiều tin đồn cho rằng trứng gà ung đang thực sự trở thành một thần dược giúp điều trị nhiều bệnh mà không cần sử dụng đến thuốc. Tuy nhiên theo lời của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết: việc ăn trứng gà ung không có khả năng chữa bệnh và trứng gà ung không đem lại chất dinh dưỡng cho con người. Một số tác hại nguy hiểm khi bà bầu ăn trứng gà ung như:
Bà bầu ăn trứng gà ung được không? Ngộ độc
Theo TS. Thịnh trứng gà ung là trứng trong quá trình ấp nở do yếu tố nhiệt độ. Trứng gà ung không hề có chất dinh dưỡng vì chất đạm trong trứng không được chuyển hóa và có độc. Trứng gà ung cũng không giống như trứng gà bình thường. Trứng gà bình thường chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu.
Còn trứng ung thì không hề tồn tại chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng đã bị phôi tiêu hủy. Ngoài ra bà bầu cần biết rằng vỏ trứng gà ung không có tác dụng bảo vệ bên trong nên rất dễ dàng để các vi khuẩn có hại xâm nhập vào bên trong. Khi bị vi khuẩn xâm nhập chúng sẽ tồn tại sinh ra chất độc, dù mẹ bầu rán hay luộc cũng không làm mất đi chất độc ấy. Khi bà bầu ăn trứng gà ung sẽ trực tiếp hấp thụ chất độc đó và gây ra ngộ độc. Các ngộ độc thường thấy như chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, tiêu chảy, đầy hơi, trướng bụng.
Bà bầu ăn trứng gà ung được không? Ngộ độc gan
Đồng thời khi các chất độc đi vào cơ thể gây nên các triệu chứng ngộ độc còn gây hại đến các cơ quan nội tạng. đặc biệt là gan của mẹ bầu. Việc ăn càng nhiều trứng ung càng khiến các độc tố tích lũy ngày càng nhiều. Gan càng tích lũy độc tố khiến tình trạng gan dẫn đến gan nhiễm mỡ và xơ gan.
Bà bầu ăn trứng gà ung được không? Không tốt cho sức khỏe
Theo BS Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết các chất dinh dưỡng trong trứng gà ung đều bị phân hủy. Đặc biệt protein đã bị phân hủy được ví như mẹ đang ăn thịt ôi thiu, không an toàn đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi.
4. Cách bà bầu nhận biết trứng gà ung
Cách 1: Lắc trứng
- Đặt trứng gà vào gần tai và lắc, nghe tiếng lắc trứng
- Nếu trứng cũ và có nguy cơ bị ung thì trứng có âm thanh có độ bì bõm lớn.
- Trứng còn mới và không bị ung sẽ không tạo ra nhiều tiếng động khi lắc hoặc thậm chí không có âm thanh gì.
Cách 2: Đập trứng ra bát và kiểm tra
- Đập trứng gà bát để xem chất lượng lòng đỏ và lòng trắng
- Nếu trứng lan rộng hoặc trông lỏng và lòng trắng mỏng hơn nghĩa là trứng mới và không bị ung.
- Nếu lòng đỏ dễ bị vỡ và san phẳng, nghĩa là trứng cũ và dễ bị ung.
- Nếu lòng đỏ lan nhiều trên đĩa thì trứng đã cũ và có khả năng bị ung.
Như vậy, Medplus.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thắc mắc Bà bầu ăn trứng gà ung được không? Hi vọng những thông tin hữu ích sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức dinh dưỡng khi mang thai.
Xem thêm bài viết:
-
Bà bầu ăn bánh xèo được không? Cách làm bánh xèo chuẩn vị cho bà bầu
-
Bà bầu ăn lạc có tốt không? 5 công dụng tuyệt vời của lạc với bà bầu
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!