Thuốc Metsav 1000 là gì?
Thuốc Metsav 1000 là thuốc ETC được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II) trong đơn trị liệu khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Metsav 1000.
Dạng trình bày
Thuốc Metsav 1000 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.
Quy cách đóng gói
Thuốc này được đóng gói ở dạng: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Phân loại
Thuốc Metsav 1000 là thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc Metsav 1000 có số đăng ký: VD-25263-16.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Metsav 1000 có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Metsav 1000 được sản xuất ở: Công ty cổ phần dược phẩm SaVi
Địa chỉ: Lô Z.01-02-03a KCN trong KCX Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM Việt Nam.
Thành phần của thuốc Metsav 1000
– Metformin hydroclorid ………………….. 1000,0 mg
– Tá dược vừa đủ …………………………………………1 viên
(Copovidon, low-substituted hydroxypropyl celulose, povidon K30, magnesi stearat, Sepifilm LP 014)
Công dụng của thuốc Metsav 1000 trong việc điều trị bệnh
Thuốc Metsav 1000 là thuốc ETC được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II) trong đơn trị liệu khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần.
Có thể dùng metformin đồng thời với một sulfonylure khi chế độ ăn và khi dùng metformin hoặc sulfonylure đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát glucose huyết một cách đầy đủ.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Metsav 1000
Cách sử dụng
Thuốc Metsav 1000 được chỉ định dùng theo đường uống.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc Metsav 1000 khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
– Người lớn:
Liều bắt đầu là 500mg (1 viên 500mg)/lần, ngày uống hai lần vào bữa ăn. Tăng thêm liều 500mg mỗi ngày nghĩa là uống 1 viên hàm lượng 1000mg/ngày, tới mức tối đa 2500mg (2 viên 1000mg: 1 viên 500mg). Với liều 2000mg (2 viên 1000mg) có thể chia làm 2 lần trong ngày. Nếu cần dùng liều 2500mg (2 viên 1000mg và 1 viên 500mg) có thể chia làm 3 lần trong ngày (sáng: 500mg, trưa 1000mg và tối 1000mg) uống vào bữa ăn để thuốc dung nạp tốt hơn.
– Người cao tuổi:
Liều bắt đầu và liều duy trì cần dè dặt, vì có thể có suy giảm chức năng thận. Nói chung những người bệnh cao tuổi không nên điều trị tới liều tối đa metformin.
– Chuyển từ thuốc chống đái tháo đường khác sang:
Nói chung không cần có giai đoạn chuyển tiếp, trừ khi chuyển từ clorpropamid sang. Khi chuyển từ clorpropamid, cần thận trọng trong 2 tuần đầu vì sự tồn lưu elorpropamid kéo dài trong cơ thể, có thể dẫn đến sự cộng tác dụng của thuốc và có thể gây hạ đường huyết.
– Điều trị đồng thời metformin và sulfonylure uống:
Nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị trong 4 tuần ở liều tối đa metformin trong liệu pháp đơn, cần thêm dần một sulfonylure uống trong khi tiếp tục dùng metformin với liều tối đa, dù là trước đó đã có sự thất bại nguyên phát hoặc thứ phát với một sulfonylure. Khi điều trị phối hợp với liều tối đa của cả 2 thuốc, mà người bệnh không đáp ứng trong 1 – 3 tháng, thì thường phải ngừng điều trị bằng thuốc uống chống đái tháo đường và bắt đầu dùng insulin.
– Ở người bị tổn thương thận hoặc gan:
Do nguy cơ nhiễm acid lactic thường gây tử vong, nên không được dùng metformin cho người có bệnh thận hoặc suy thận và phải tránh dùng metformin cho người có biểu hiện rõ bệnh gan về lâm sàng và xét nghiệm.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Metsav 1000
Chống chỉ định
Thuốc Metsav 1000 chống chỉ định trong trường hợp:
- Chống chỉ định sử dụng cho trẻ em.
- Những bệnh có trạng thái dị hoá cấp tính, nhiễm khuẩn, chấn thương (phải được điều trị đái tháo đường bằng insulin).
- Giảm chức năng thận đối với bệnh thận, hoặc rối loạn chức năng thận (creatinin huyết thanh ≥ 1,5 mg/decilit ở nam giới hoặc ≥ 1,4 mg/decilit ở phụ nữ), hoặc có thể do những tình trạng bệnh lý như trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính và nhiễm khuẩn huyết gây nên.
- Quá mẫn với metformin hoặc các thành phần khác.
- Nhiễm acid chuyển hoá cấp tính hoặc mạn tính, có hoặc không có hôn mê (kể cả nhiễm acid-ceton do đái tháo đường).
- Bệnh gan nặng, bệnh tim mạch nặng, bệnh hô hấp nặng với giảm oxy huyết.
- Suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính.
- Bệnh phổi thiếu oxy mạn tính.
- Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết.
- Những trường hợp mất bù chuyển hoá cấp tính, ví dụ những trường hợp nhiễm khuẩn hoặc hoại thư.
- Người mang thai (phải điều trị bằng insulin, không dùng metformin).
- Phải ngừng tạm thời metformin cho người bệnh chiếu chụp X-quang có tiêm chất cản quang có iod vì sử dụng những chất này có thể ảnh hưởng cấp tính chức năng thận.
- Hoại thư, nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng.
Tác dụng phụ
Những ADR thường gặp nhất của metformin là về tiêu hoá. Những tác dụng này liên quan tới liều và thường xảy ra vào lúc bắt đầu trị liệu, nhưng thường là nhất thời.
– Thường gặp, ADR > 1/100
Tiêu hoá: Chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy thượng vị; táo bón, ợ nóng.
Da: Ngứa.
Chuyển hoá: Giảm nồng độ vitamin B12, hạ đường huyết.
Hệ tim mạch: Đánh trống ngực.
Hệ thần kinh trung ương: Đau đầu, chóng mặt.
– Ít gặp, 1/100 > ADR > 1/1000
Huyết học: Loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
Chuyển hoá: Nhiễm acid lactic.
Xử lý khi quá liều
Không thấy giảm đường huyết sau khi uống liều 85 gram metformin, mặc dù nhiễm acid lactic đã xảy ra trong trường hợp đó.
Metformin có thể thẩm phân được với hệ số thanh thải lên tới 170 ml/phút; sự thẩm phân máu có thể có tác dụng loại trừ thuốc tích lũy ở người bệnh nghi là dùng thuốc quá liều.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Metsav 1000 đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Metsav 1000 đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc Metsav 1000 nên được bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C, nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản của thuốc Metsav 1000 là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Metsav 1000
Nên tìm mua thuốc Metsav 1000 tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược động học
Metformin hấp thu chậm và không hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Khả dụng sinh học tuyệt đối của 500mg metformin uống lúc đói xấp xỉ 50 – 60%. Không có sự tỷ lệ với liều khi tăng liều, do hấp thu giảm. Thức ăn làm giảm mức độ hấp thu và làm chậm sự hấp thu metformin. Metformin liên kết với protein huyết tương mức độ không đáng kể. Metformin phân bố nhanh chóng vào các mô và dịch. Thuốc cũng phân bố vào trong hồng cầu.
Metformin không bị chuyển hóa ở gan, và không bài tiết qua mật. Bài tiết ở ống thận là đường thải trừ chủ yếu của metformin. Sau khi uống, khoảng 90% lượng thuốc hấp thu được thải trừ qua đường thận trong vòng 24 giờ đầu ở dạng không chuyển hóa. Thời gian bán thải của metformin trong huyết tương là 1,5 – 4,5 giờ.
Có thể có nguy cơ tích lũy trong trường hợp suy giảm chức năng thận. Độ thanh thải metformin qua thận giảm ở người bệnh suy thận và người cao tuổi.
Dược lực học
Metformin là một thuốc chống đái tháo đường nhóm biguanid, có cơ chế tác dụng khác với các thuốc chống đái tháo đường nhóm sulfonylure. Không giống sulfonylure, metformin không kích thích giải phóng insulin từ các tế bào beta tuyến tụy. Thuốc không có tác dụng hạ đường huyết ở người không bị đái tháo đường. Ở người đái tháo đường, metformin làm giảm sự tăng đường huyết nhưng không gây tai biến hạ đường huyết (trừ trường hợp nhịn đói hoặc phối hợp thuốc hiệp đồng tác dụng). Vì vậy trước đây cả biguanid và sulfonylure đều được coi là thuốc hạ đường huyết, nhưng thực ra biguanid (thí dụ như metformin) phải được coi là thuốc chống tăng đường huyết mới thích hợp.
Metformin làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương, khi đói và sau bữa ăn, ở người bệnh đái tháo đường typ II (không phụ thuộc insulin). Cơ chế tác dụng ngoại biên của metformin là làm tăng sử dụng glucose ở tế bào, cải thiện liên kết của insulin với thụ thể và có lẽ cả tác dụng sau thụ thể, ức chế tổng hợp glucose ở gan và giảm hấp thu glucose ở ruột. Ngoài tác dụng chống đái tháo đường, metformin phần nào có ảnh hưởng tốt trên chuyển hóa lipoprotein, thường bị rối loạn ở người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin.
Thận trọng
Nhóm thuốc biguanid (bao gồm metformin) không thích hợp sử dụng cho những bệnh nhân bị hôn mê do tiểu đường và nhiễm ceton acid, hoặc những người nhiễm trùng nặng, chấn thương, hoặc gặp điều kiện khắc nghiệt khác, là các đối tượng mà biguanid khó kiểm soát việc tăng đường huyết; trong các tình huống này nên sử dụng insulin.
Biguanid không nên cho bệnh nhân thậm chí suy thận nhẹ, vì có thể khiến bệnh nhân nhiễm toan lactic, và chức năng thận phải được theo dõi trong suốt quá trình điều trị. Cơ thể mất nước (suy kiệt thể dịch) có thể góp phần vào làm suy thận. Các điều kiện liên quan đến tình trạng thiếu oxy, như suy tim cấp tính, nhồi máu cơ tim gần đây hoặc sốc, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm toan lactic. Các điều kiện khác cũng có thể ảnh hưởng đến nhiễm toan lactic ở một số bệnh nhân nhận biguanid bao gồm việc uống rượu quá mức và suy gan. Cần tạm ngưng biguanid để kiểm tra y tế. Insulin được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường trong thai kỳ.
Do khả năng giảm hấp thu vitamin B12, nên khuyến khích giám sát hàng năm nồng độ vitamin B12 khi điều trị lâu dài.
Đối với người bệnh dùng metformin, cần theo dõi đều đặn các xét nghiệm cận lâm sàng, kể cả định lượng đường huyết để xác định liều metformin tối thiểu có hiệu lực. Người bệnh cần được biết thông tin về nguy cơ nhiễm acid lactic và các hoàn cảnh dễ dẫn đến tình trạng này
Tương tác thuốc
– Giảm tác dụng:
Những thuốc có xu hướng gây tăng glucose huyết (ví dụ: thuốc lợi tiểu, corticosteroid, phenytoin, acid nicotinic, phenothiazin, những chế phẩm tuyến giáp, oestrogen, thuốc tránh thụ thai uống, những thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm, những thuốc chẹn kênh calci, isoniazi4) có thể dẫn đến sự giảm kiểm soát glucose huyết.
– Tăng tác dụng:
Furosemid làm tăng nồng độ tối đa metformin trong huyết tương và trong máu, mà không làm thay đổi hệ số thanh thải thận của metformin trong nghiên cứu dùng một liều duy nhất.
– Tăng độc tính:
Những thuốc cationic (ví dụ: amilorid, digoxin, morphin, ranitidin, procainamid, triamteren, quinidin, vancomycin, trimethoprim, quinin) được thải trừ nhờ bài tiết qua ống thận có thể có khả năng tương tác với metformin bằng cách cạnh tranh với những hệ thống vận chuyển thông thường ở ống thận.
Cimetidin làm tăng (60%) nồng độ đỉnh của metformin trong huyết tương và máu toàn phần, do đó tránh dùng phối hợp metformin với cimetidin.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai:
Metformin chống chỉ định đối với người mang thai. Trong thai kỳ bao giờ cũng phải điều trị đái tháo đường bằng insulin.
Thời kỳ cho con bú:
Không thấy có tư liệu về sử dụng metformin đối với người cho con bú; hoặc xác định lượng thuốc bài tiết trong sữa mẹ. Metformin được bài tiết trong sữa của chuột cống trắng cái cho con bú, với nồng độ có thể tương đương nồng độ trong huyết tương. Vì có trọng lượng phân tử thấp (khoảng 166) metformin có thể bài tiết trong sữa mẹ. Cần cân nhắc nên ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, căn cứ vào mức độ quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
Tác động của thuốc khi lái xe khi lái xe và vận hành máy móc
Metformin không ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.