Thuốc Privagin là gì?
Thuốc Privagin là thuốc ETC được chỉ định dùng để giảm đau trong trường hợp đau trung bình đến đau nặng.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Privagin.
Dạng trình bày
Thuốc Privagin được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm.
Quy cách đóng gói
Thuốc Privagin này được đóng gói ở dạng: Hộp 5 ống x 2ml; hộp 10 ống x 2ml; hộp 25 ống x 2ml.
Phân loại thuốc
Thuốc Privagin là thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc Privagin có số đăng ký: VD-19966-13.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Privagin có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Privagin được sản xuất ở: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm trung ương Vidipha tại Bình Dương
ấp Tân Bình, xã Tân Hiệp, huyện Tân Uyên, Bình Dương Việt Nam.Thành phần của thuốc Privagin
Mỗi ống 2ml chứa:
Hoạt chất chính: Tramadol hydroclorid ….100mg
Tá dược: Natri acetat, nước cất pha tiêm.
Công dụng của thuốc Privagin trong việc điều trị bệnh
Thuốc Privagin là thuốc ETC được chỉ định dùng để giảm đau trong trường hợp đau trung bình đến đau nặng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Privagin
Cách sử dụng
Thuốc Privagin được dùng bằng cách tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch chậm.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Người lớn và trẻ em ≥ 15 tuổi:
Đau cấp tính:
- 100mg/lần, cách 4 – 6 giờ. Tổng liều một ngày không vượt quá 400mg.
- Giảm đau sau phẫu thuật: liều khởi đầu 100mg, sau đó cứ cách 10- 20 phút lại dùng 50mg, nếu cần cho tới tổng liều tối đa 250mg (gồm cả liều khởi đầu) trong giờ đầu, sau đó cứ 4-6 giờ dùng 50 – 100mg. Tổng liều một ngày không vượt quá 600mg.
Đau mạn tính:
- Bắt đầu từ liều thấp sau đó tăng dần để chọn liều phù hợp cho người bệnh. Liều khởi đầu 25mg/ngày. Sau đó cứ 3 ngày tăng mỗi ngày một liều 25mg, đến 4 lần/ngày, đạt liều 100mg/ngày. Nếu vẫn chưa đạt yêu cầu giảm đau của người bệnh, lại cứ sau mỗi 3 ngày, tăng mỗi ngày 50mg, cho đến khi đạt tổng liều 200mg/ngày hoặc hơn. Sau khi chọn được liều phù hợp có thể cho người bệnh liều từ 50 – 100mg/lần, mỗi lần cách nhau tử 4 – 6 giờ. Tổng liều không vượt quá 400mg/ngày.
Người bệnh suy gan, thận: cần giảm liều và kéo dài khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc.
- Người giảm chức năng thận (độ thanh thải creatinin < 30ml/phút) khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc là 12 giờ và tổng liều không vượt quá 200mg/ngày.
- Người suy thận nặng hơn (độ thanh thải creatinin < 10ml/phút) không được dùng tramadol.
- Người chạy thận nhân tạo vẫn dùng liều đều đặn trong ngày thẩm phân máu vì chỉ có 7% liều uống bị loại bỏ do thẩm phân.
Người từ 65 đến 75 tuổi: không dùng vượt quá 300mg/ngày, chia làm nhiều lần.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Privagin
Chống chỉ định
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc opioid.
- Ngộ độc cấp hoặc dùng quá liều các thuốc ức chế thần kinh trung ương như: rượu, thuốc ngủ, thuốc giảm đau trung ương, các opioid hoặc các thuốc điều trị tâm thần.
- Người đang dùng thuốc ức chế MAO hoặc mới dùng (ngừng thuốc chưa đến 15 ngày).
- Suy hô hấp nặng.
- Trẻ em dưới 15 tuổi.
- Phụ nữ cho con bú.
- Động kinh chưa kiểm soát được bằng điều trị.
- Nghiện opioid.
Tác dụng phụ của thuốc
Phụ thuộc rõ rệt vào thời gian dùng thuốc và liều lượng thuốc.
Càng dùng dài ngày thì tỉ lệ các tác dụng không mong muốn càng cao. Khi dùng thuốc trên 7 ngày thì tỉ lệ các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa và thần kinh chiếm từ 5 – 33,5%.
Thường gặp: khó chịu; giãn mạch (hạ huyết áp); lo lắng, bồn chồn, lú lẫn, rối loạn phối hợp, sảng khoái, căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ; nôn, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, trướng bụng, táo bón; tăng trương lực; phát ban; rối loạn thị giác; triệu chứng tiền mãn kinh, tiểu dắt, bí tiểu.
Ít gặp: dị ứng, sốc phản vệ, có xu hướng nghiện, giảm cân; hạ huyết áp tư thế đứng, tim đập nhanh; dáng đi bất thường, mất trí nhớ, rối loạn nhận thức, trầm cảm, khó tập trung, ảo giác, dị cảm, co giật, run; khó thở; hội chứng Stevens – Johnson, viêm da hoại tử biểu bì nhiễm độc, mày đay, phỏng nước; loạn vị giác; khó tiểu tiện, rối loạn kinh nguyệt, huyết áp; cơn đau nửa đầu, rối loạn giọng nói, hội chứng serotonin gồm: sốt, kích thích, rét run; chảy máu đường tiêu hóa, viêm gan, viêm miệng; tăng creatinin, tăng enzym gan, giảm hemoglobin, protein niệu; đục thủy tinh thể, điếc, ù tai.
Xử lý khi quá liều
Triệu chứng:
Đã có một số trường hợp quá liều gây tử vong được thông báo với liều dao động từ 3 – 5g. Liều thấp nhất gây tử vong được thông báo có thể là từ 0,5g – 1g ở một phụ nữ nặng 40kg, nhưng chi tiết không được thông báo. Nhưng đã có người cố ý uống 3g nhưng chỉ nôn và không để lại di chứng.
Hậu quả nặng của quá liều là suy hô hấp và co giật.
Xử trí:
- Tùy theo mức độ mà có phương pháp xử trí khác nhau. Trước tiên phải duy trì tình trạng thông khí tốt, điều trị tích cực, chống co giật bằng thuốc ngủ nhóm barbiturat hoặc dẫn xuất benzodoazepin.
- Hiện nay chưa có thuốc đối kháng đặc hiệu. Dùng naloxon để giải độc ít mang lại hiệu quả, trái lại làm tăng khả năng co giật. Biện pháp lọc máu cũng không có hiệu quả.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Privagin đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Privagin đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Privagin
Điều kiện bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc Privagin ở Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học
Tramadol là thuốc giảm đau tổng hợp loại opioid có tác dụng giảm đau theo cơ chế trung ương và có thể gây nghiện như morphin. Thuốc và chất chuyển hóa O- desmethyltramadol (M1) của tramado gắn vào thụ thể μ của nơron thần kinh và làm giảm sự tái nhập norepinephrin và serotonin vào tế bào nên có tác dụng giảm đau. Chất chuyển hóa M1 có ái lực với thụ thể μ cao gấp 200 lần và tác dụng giảm đau cao gấp 6 lần tramadol.
Tác dụng giảm đau xuất hiện sau khi dùng thuốc 1 giờ và đạt tác dụng tối đa sau 2 – 3 giờ. Khác với morphin, tramadol không gây giải phóng histamin, không ảnh hưởng đến tần số tim và chức năng thất trái và ở liều điều trị tramadol ít ức chế hô hấp hơn morphin.
Dược động học
Trong máu thuốc gắn vào protein khoảng 20% và được phân bố trong tất cả các cơ quan với thể tích phân bố khoảng 2,7 lít/kg.
Trong cơ thể tramadol bị chuyển hóa thông qua phản ứng N và O khử methyl dưới sự xúc tác của 2 isoenzym CYP3A4 và CYP2D6. Do sự xúc tác của CYP2D6, tramadol chuyển hóa thành M1 còn tác dụng giảm đau, do vậy khi dùng kèm với một số chất có khả năng gây cảm ứng isoenzym này sẽ làm thay đổi tác dụng của tramadol. Hoạt tính của isoenzym CYP2D6 có tính di truyền. Tỉ lệ có hoạt tính enzym yếu chiếm khoảng 7%. Ngoài sự chuyển hóa qua pha I, tramadol và chất chuyển hóa qua pha II thông qua phản ứng liên hợp với acid glucuronic hoặc acid sulfuric.
Thận trọng
- Trong điều trị lâu dài nếu ngừng dùng thuốc đột ngột có thể gây nên hội chứng cai thuốc, biểu hiện hốt hoảng ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, buồn nôn, nôn, run, tiêu chảy, dựng lông. Có thể xảy ra ảo giác, hoang tưởng. Do vậy, trong điều trị nên dùng tramadol liều thấp nhất có tác dụng, không nên dùng thuốc thường xuyên, dài ngày và không nên dừng đột ngột mà phải giảm dần liều.
- Do thuốc có thể gây co giật ở liều điều trị, nên phải cẩn trọng ở người có tiền sử động kinh hoặc người bị một số bệnh có nhiều nguy cơ gây co giật hoặc khi phối hợp với thuốc ức chế MAO, thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng, thuốc an thần kinh.
- Dù thuốc không gây giải phóng histamin nhưng có thể gây nên sốc phản vệ nặng, tuy nhiên ít gặp tử vong. Những người có tiền sử sốc phản vệ với codein hoặc các opioid khác khi dùng tramadol dễ có nguy cơ sốc phản vệ.
- Người có tiền sử lệ thuộc opioid: có thể gây lệ thuộc thuốc trở lại. Vì vậy không dùng thuốc cho những người này.
- Phải giảm liều tramadol khi cần phối hợp với các thuốc ức chế thần kinh trung ương.
- Khi dùng liều cao hoặc kết hợp với các thuốc gây mê, rượu vì sẽ làm tăng nguy cơ ức chế hô hấp.
Tương tác thuốc
- Carbamazepin: làm tăng chuyển hóa tramadol, nếu phối hợp thì phải tăng liều tramadol lên, gấp 2 lần.
- Quinidin: ức chế CYP2D6 làm giảm chuyển hóa và tăng tác dụng của tramadol.
- Fluoxetin, paroxetin, aminotryptylin làm giảm chuyển hóa tramadol, ngược lại tramdol ức chế sự tái nhập noradrenalin và serotonin. Không được phối hợp trong điều trị.
- Warlarin: tramadol làm kéo dài thời gian prothrombin, khi dùng phối hợp với warfarin cần phải kiểm tra thời gian prothrombin thường xuyên.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai:
Chưa có nghiên cứu đầy đủ nên phải hết sức thận trọng và chỉ dùng thuốc khi đã tính toán kỹ giữa hiệu quả và nguy cơ gây độc với thai nhi.
Do thuốc qua được nhau thai nên không dùng thuốc trước khi chuyển dạ hoặc trong khi chuyển dạ trừ trường hợp hiệu quả mong đợi thật sự lớn hơn nguy cơ.
Phụ nữ mang thai nếu dùng tramadol dài ngày có thể gây nghiện thuốc và hội chứng cai cho trẻ sau khi sinh.
Phụ nữ cho con bú: do thuốc vào sữa mẹ và sự an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau khi dùng thuốc chưa được nghiên cứu, nên không dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không sử dụng do thuốc làm giảm sự tỉnh táo.